Bảo vệ nguồn lợi giống tôm hùm để nuôi biển bền vững
Phú Yên có bờ biển dài khoảng 189 km với trên 21.000 ha mặt nước đầm, vịnh, bãi triều, cửa sông…rất thuận lợi cho việc phát triển thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng. Nhất là nghề nuôi tôm hùm đã trở thành đối tượng nuôi biển trọng điểm của địa phương này, đóng góp rất lớn vào kinh tế - xã hội, tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho phần lớn người dân trên địa bàn tỉnh.
Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, vùng nuôi tôm hùm tập trung trên địa bàn tỉnh chủ yếu ở các đầm, vịnh kín sóng gió như Xuân Đài, Cù Mông (thị xã Sông Cầu), các vùng biển hở ven bờ tại các xã An Ninh Đông, An Hòa, An Hải và An Chấn (huyện Tuy An) và vịnh Vũng Rô (thị xã Đông Hòa), với gần 100.000 ô lồng.
Theo tìm hiểu chúng tôi, nghề nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên tuy phát triển hơn 30 năm song chưa chủ động được nguồn tôm giống. Hiện nay người nuôi chủ yếu mua con giống phụ thuộc vào nguồn khai thác ngoài tự nhiên bà ngoại nhập. Trong khi đó việc khai thác quá mức nguồn giống ngoài tự nhiên sẽ khiến không còn nguồn để bổ sung tôm bố mẹ ngoài tự nhiên. Từ đó sẽ tác động trực tiếp đến nguồn lợi giống trong tương lại.
Trước tình hình trên, để bảo vệ, khai thác hợp lý và phát triển nguồn lợi tôm hùm giống tại vùng biển Xuân Đài và An Chấn (tỉnh Phú Yên), Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III (gọi tắt Viện III) đã triển khai đề tài xây dựng mô hình với sự quản lý của cộng đồng.
Theo đó, mô hình này triển khai tại khu vực Mũi Lố Nhái, đảo Hòn Chùa, xã An Chấn có diện tích 6 ha do Chi hội bảo vệ nguồn lợi tôm hùm gồm 9 người thuộc UBND xã An Chấn quản lý. Sau khi đi vào hoạt động, nhóm nghiên cứu của đề tài đã kết hợp với Chi hội và các cấp chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của bà con về việc bảo vệ nguồn lợi tôm hùm giống; cùng với đó thực hiện công tác tuần tra, bảo vệ nguồn lợi tôm hùm giống. Cũng như ban hành quy chế hoạt động của Chi hội bảo vệ nguồn lợi tôm hùm giống; tổ chức hội thảo giới thiệu và ban hành giải pháp bảo vệ mô hình khu bảo vệ bãi tôm hùm giống xã An Chấn có sự tham gia cộng đồng.
Qua các cuộc họp và hội thảo, ý thức của ngư dân khai thác tôm hùm giống đã được nâng lên rất nhiều. Điều này thể hiện ở chỗ, trước đây, nguồn lợi tại vùng này chỉ được tập trung vào nhóm 4-5 người. Tuy nhiên sau khi xây dựng mô hình tài nguyên và nguồn lợi đã trở thành của chung cho toàn bộ cộng đồng trong vùng. Mọi người dân trong vùng được hưởng lợi từ mô hình, được khai thác tôm hùm giống ở phía bên ngoài mô hình (cách biên ngoài 1 km) và mâu thuẫn giữa nhóm cộng đồng đã được giải quyết.
Đặc biệt theo khảo sát của cơ quan chuyên môn cho thấy sau một thời xây dựng mô hình cho thấy mực độ phục hồi nguồn lợi có chiều hướng tích cực. Mật độ san hô và rong biển phát triển tốt hơn, theo đó trước đây độ phủ san hô cứng chỉ 27,2%, nhưng khi xây dựn mô mình lên 29,3%; san hồ mềm cũng tăng 16% và cỏ biển tăng 10,2%. Khi bơi lặng xung quanh, quan sát thực tế thấy cá đã tập trung về nhiều.
Được biết, sau khi đề tài kết thúc, mô hình đã bàn giao cho UBND xã An Chấn và hiện nay mô hình được Sở NN-PTNT Phú Yên tiếp tục duy trì, phát triển thông qua dự án của Ngân hàng thế giới.
Nuôi hàu đơn phục vụ xuất khẩu
Ngoài giúp nghề nuôi tôm hùm phát triển bền vững, Viện III còn triển khai xây dựng mô hình nuôi hàu đơn (hàu Thái Bình Dương) phục vụ xuất khẩu tại tỉnh Phú Yên.
Cụ thể, Viện III đã xây dựng 3 mô hình nuôi hàu đơn thương phẩm tại xã Xuân Phương (thị xã Sông Cầu) và xã An Hải (Tuy An). Với 3 hình thức gồm nuôi hàu kết hợp với cá mú trong ao; nuôi hàu bằng giàn ở biển và nuôi hàu bằng giàn ở đầm Ô Loan.
Kết quả, sau 8 tháng thả nuôi, các mô hình nuôi hàu nuôi đều sinh trưởng và phát triển tốt, với tỷ lệ sống 64,92-87,23%. Trong đó, mô hình nuôi biển cho tỷ lệ sống cao nhất 87,5%, tiếp đến mô hình trong ao kết hợp cá mú 80,16%. Năng suất nuôi hàu ngoài biển đạt 942,5kg/100m2, tiếp đến nuôi đầm 690kg/100m2 và nuôi trong ao kết hợp cá mú đạt 413 kg/100m2.
Cả 3 mô hình đều có hiệu quả kinh tế, trong đó mô hình nuôi hàu ngoài biển có tỷ xuất lợi nhuận 92,91%; còn nuôi hày kết hợp trong ao với cá mú lợi nhuận 86,26% và mô hình nuôi bằng giàn ở đầm Ô Loan lợi nhuận 41,22%. Đặc biệt, hàu nuôi ở các mô hình đều đạt chất lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàu sang nước ngoài.
Được biết, hàu Thái Bình Dương là loài động vật thân mền thuộc 2 mảnh vỏ có nguồn gốc từ Nhật Bản. Do có khả năng thích ứng được với sự biến động của môi trường và giá trị kinh tế cao nên hiện nay chúng được nuôi hơn 60 quốc gia trên thế giới, nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Pháp, Mỹ, Canada…
Ở Việt Nam, không có loài hàu này phân bổ ở tự nhiên. Tuy nhiên so với các loài hàu bản địa và động vật thên mềm khác đang nuôi ở nước ta, hàu Thái Bình Dương có nhiều ưu việt hơn như kích thước, khối lượng cơ thể, tốc độ sinh trưởng nhanh, tỷ lệ thịt cao và ngon. Hơn nữa thịt hàu tươi này vừa có gia trị dinh dưỡng cao vừa có giá trị trong y dược nên nhu cầu thị trường đối với sản phẩm hàu Thái Bình Dương ngày càng nhiều. Đến nay hàu Thái Bình Dương được xem là đối tượng lý tưởng để thay thế cá loài hàu bản địa.
Giải pháp ương nuôi tôm hùm giống trong bể Composite của Trung tâm giống tỉnh Phú Yên triển khai, đây cũng là mô hình mang lại hiệu quả cao. Hiệu quả của mô hình thương phẩm cho tỷ lê sống cao hơn sơ với nguồn giống ương nuôi theo truyền thống, theo đó tỷ lệ sống đợt đạt 50,2%, đợt 2 có tỷ lệ sống đạt 70,9%, cao hơn mô hình nuôi thương phẩm từ nguồn giống ương tại chỗ là 47% và 52%.
Thời gian nuôi thương phẩm tôm hùm giống của mô hình khoảng 14 tháng, rút ngắn được thời gian 4 tháng so với ương truyền thông, do đó giảm được chi phí nhân công, thức ăn và giảm dịch bệnh, rủi ro thiên tai. Hiện nay mô hình này đã được một số đơn vị áp dụng để nhân giống phục vụ người nuôi tôm hùm trong tỉnh.