| Hotline: 0983.970.780

Nhức nhối con nghiện “xin đểu”

Thứ Năm 23/10/2014 , 08:15 (GMT+7)

Gần đây, nhiều người dân ở TP.HCM khiếp sợ khi ghé vào các công viên. Bởi họ bị một số đối tượng tự xưng là “con nghiện” cầm kim tiêm dính máu bất ngờ tiến tới “xin đểu”.

Thủ đoạn của các con nghiện này rất táo tợn khiến những người gặp khiếp sợ.

Ghi nhận của chúng tôi ở khu vực Công viên 23/9 (từ đường Nguyễn Thị Nghĩa đến Nguyễn Trãi) luôn có hàng chục thanh niên có biểu hiện nghiện hút tụ tập, nhất là buổi trưa. Những đối tượng này thường chiếm lấy các ghế đá và ngồi thành nhiều nhóm nhỏ.

Khi thấy khách vãng lai dừng chân nghỉ ngơi hóng mát, lập tức họ xuất hiện xin tiền từ vài chục đến hàng trăm ngàn đồng.

Chị Trần Thị Loan, sinh viên ĐH Sư phạm TP. HCM bức xúc: Mới đây khi đang ngồi nghỉ mát trong Công viên 23/9 với bạn thì xuất hiện một thanh niên gầy còm, mặc quần áo màu đen, đầu tóc bờm xờm, mặt ngây dại như đang phê thuốc tiến tới “xin đểu” khiến chị vô cùng khiếp sợ.

Gã thanh niên tiến sát tới chỗ chị Loan rồi nói nhỏ: “Chào chị, em bị xì ke nhiễm HIV, không có ai thuê em làm việc nên em không có tiền mua thuốc. Chị cho em xin vài chục". Mới nghe vậy tim chị Loan đã đập thình thịch, sợ khiếp vía chưa biết xử lý thế nào thì gã nói tiếp: “Em không trộm cướp gì đâu. Em bị xì ke chỉ muốn xin ít tiền mua hàng thôi”.

Nói xong gã thanh niên nhìn "con mồi" chằm chằm rồi móc trong chiếc áo khoác cây kim tiêm còn vương máu đỏ lòm. Hoảng quá, chị Loan vừa mở bóp ra tính móc tờ hai chục nhưng lại không có tiền lẻ nên đành phải cho hắn 100 ngàn.

Vừa cầm tiền hắn lại bình thản đi qua các ghế đá khác. Cũng chỉ chờ hắn bước đi là chi Loan và bạn cũng lên xe chạy thẳng và nhủ lòng lần sau không dám bén mảng tới đây nữa...

Tương tự, tại Công viên Hòa Bình, đường Nguyễn Chí Thanh (quận 5), khu vực này luôn bị những con nghiện độc chiếm. Nhiều con nghiện bình thản mang ống tiêm ra chích rồi lăn ra ngủ giữa thanh thiên bạch nhật khiến người dân gần đó không ai dám tới gần.

Ông L.V.C là người dân sống gần công viên cho biết: "Từ lâu công viên này đã biến thành nhà của nhóm người nghiện. Tôi vẫn thấy hằng ngày người nghiện chích một cách công khai, sau đó đi lòng vòng chặn người qua đường xin tiền".

Nhiều người ở xa không biết ghé công viên chơi bị xin đểu và bị hăm dọa. Công viên đã lâu lắm rồi không dành cho người dân nghỉ ngơi, ngắm cảnh nữa. Bây giờ nó là nơi dành riêng cho những kẻ hành nghề hút chích, xin đểu.

Theo tìm hiểu của PV, hàng loạt nạn nhân khác tại khu vực Công viên Âu Lạc, Công viên Hòa Bình (Q.5) Phú Lâm (Q.6), Công viên Lê Thị Riêng (Q.10), dọc bến Bạch Đằng, kênh Tàu Hũ hay các bến xe Chợ Lớn, Bến Thành, Miền Đông và cả khuôn viên cổng các bệnh viện như: Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Chợ Rẫy, cũng thường xuyên bị các con nghiện cầm kim tiêm đến xin tiền.

Đặc biệt, vào buổi tối, tình trạng con nghiện “xin đểu” trở thành một tệ nạn nhức nhối, bởi đây là thời điểm có ít người dân qua lại và lực lượng chức năng ít khi đi tuần tra, kiểm soát…

Không biết tình trạng này bao giờ mới chấm dứt?

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm