| Hotline: 0983.970.780

Những đòi hỏi chưa có tiền lệ

Thứ Tư 25/09/2013 , 10:34 (GMT+7)

Quá trình tìm hiểu kỹ về dự án Nhà máy thép Guang Liang trị giá 4,5 tỉ USD nhưng bỏ hoang gần 7 năm này, chúng tôi còn phát hiện ra phía nhà đầu tư còn có những đòi hỏi về thuế chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam.

Báo NNVN ra ngày 4/6 và 17/7 có 2 bài viết đề cập đến những bất hợp lí và tính khả thi của Dự án Nhà máy thép Guang Liang (Quảng Liên) tại Khu Kinh tế Dung Quất (Bình Sơn, Quảng Ngãi). Quá trình tìm hiểu kỹ về dự án 4,5 tỉ USD bỏ hoang gần 7 năm này, chúng tôi còn phát hiện ra phía nhà đầu tư còn có những đòi hỏi về thuế chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam.

Sau khi mới nhận được “ý định” đầu tư vào dự án Thép Quảng Liên của Tập đoàn Thép JFE (Nhật Bản), tỉnh Quảng Ngãi và Tập đoàn E-United, JFE có nhiều buổi làm việc và ghi nhớ các nội dung liên quan về vấn đề thuế, đất đai, chi phí giải phóng mặt bằng, cảng, nước, điện chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam.

Về thuế, theo nội dung của Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 3 (ngày 4/2/2008), dự án nhà máy thép quy mô 5 triệu tấn/năm đã được áp dụng mức ưu đãi thuế cao nhất trong khung pháp luật hiện hành của Việt Nam. Theo đó, thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hàng năm bằng 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án; miễn thuế TNDN trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Ngoài ra, nhà đầu tư còn "yêu cầu" được hưởng ưu đãi cho cả phần đầu tư mở rộng của dự án với lí do dự án chưa hoàn thành và đi vào hoạt động nên phần tăng công suất không thể xem là đầu tư mở rộng và dự án tiếp tục được hưởng ưu đãi như đã ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp cho Guang Lian trước đây.


5 lần điều chỉnh giấy chứng nhận, 3 lần thay đổi nhà đầu tư, Dự án Thép Quảng Liên vẫn là bãi chăn thả bò

Trước đề nghị này, Bộ KH-ĐT có Văn bản số 4786/BKHĐT-QLKKT ngày 2/7/2012 đề nghị BQL Khu kinh tế Dung Quất lấy thêm ý kiến của Bộ Tài chính về vấn đề ưu đãi thuế TNDN cho phần dự án mở rộng. Theo ý kiến của Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) thì việc tăng công suất được xem như là đầu tư mở rộng và việc áp dụng chính sách ưu đãi thuế TNDN cho phần mở rộng sẽ phức tạp. Song, tỉnh Quảng Ngãi vẫn đề nghị các cấp có thẩm quyền để toàn bộ dự án được áp dụng ở mức cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, tức ưu đãi cho cả phần mở rộng.

Ngoài kiến nghị ưu đãi thuế nêu trên, phía nhà đầu tư còn kiến nghị về các ưu đãi thuế vô cùng lạ đời như: Ưu đãi thuế áp dụng cho dự án đầu tư trong tương lai và cho các nhà máy phụ trợ; ưu đãi thuế TNDN áp dụng cho nhà thầu trong nước/nước ngoài tham gia xây dựng, cung ứng thiết bị, máy móc cho dự án nhà máy thép Guang Liang trong giai đoạn xây dựng; ưu đãi thuế nhập khẩu, thuế GTGT, miễn thuế nhập khẩu và thuế GTGT đối với máy móc thiết bị tạm nhập tái xuất trong giai đoạn thi công xây dựng dự án; ưu đãi thuế về thu nhập cá nhân...

Bên cạnh đó, theo đề nghị của nhà đầu tư, bất kì chi phí nào phát sinh hoặc liên quan đến giải phóng mặt bằng cho các khu đất được chấp thuận cấp cho dự án sẽ do tỉnh Quảng Ngãi chi trả và dự án không phải chịu các chi phí giải phóng mặt bằng này. Sau đó vấp phải sự phản đối của tỉnh Quảng Ngãi, hai bên thống nhất sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành chức năng liên quan cho phép áp dụng phương thức nhà đầu tư ứng trước một phần chi phí giải phóng mặt bằng và sẽ được hoàn trả lại cho nhà đầu tư thông qua việc khấu trừ nghĩa vụ thuế GTGT như đã áp dụng cho dự án thép Formosa Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Một băn khoăn lớn nữa với dự án Thép Quảng Liên hiện nay, là theo tính toán của JFE, tỉ lệ hoàn vốn nội bộ của dự án (IRR) chỉ khoảng 8%, liệu các ngân hàng có đồng ý tài trợ vốn cho dự án triển khai hay không. Bởi về nguyên tắc, tỉ lệ hoàn vốn nội bộ càng cao thì khả năng thực thi dự án càng lớn. Thực tế, trước đây đã có rất nhiều ngân hàng tại châu Âu đã từ chối cho vay với dự án thép tỉ đô này.

Theo nguồn tin chúng tôi được biết, đơn vị hiếm hoi có ý định cho vay với dự án này là Ngân hàng Xuất nhập khẩu của Trung Quốc đang đòi hỏi những điều kiện mà Dự án Thép Quảng Liên khó có thể đáp ứng được.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

[Bài 3] Những bài ca 'viết trên báng súng'

'Âm nhạc về Điện Biên Phủ không chỉ là những bài ca, ca khúc. Nó đã biến thành những hợp xướng, giao hưởng, trở thành một 'binh chủng âm nhạc hùng hậu...'.