| Hotline: 0983.970.780

Những kỷ lục thế giới (Phần 3)

Thứ Ba 07/06/2011 , 10:22 (GMT+7)

Mời quý độc giả cùng theo dõi một số kỷ lục thế giới đã được ghi nhận...

* Con chó nào có lưỡi dài nhất?

Đỗ Quang Trinh, Hải Lăng, Quảng Trị

Chú chó Puggy (9 tuổi) được công nhận là chú chó có chiếc lưỡi dài nhất thế giới. Chiếc lưỡi của chú dài tới 11,43 cm, được đo tại một bệnh viện thú y ở Texas (Hoa Kỳ) vào tháng 5 năm 2009.

* Con trăn dài nhất thế giới?

Lý Nam Anh, Bá Thước, Thanh Hóa

Đó là con trăn Fluffy ở Vườn Thú Columbus ở Ohio (Hoa Kỳ) hiện được xem là con trăn dài nhất thế giới với chiều dài lên đến 7,3 m. Rất tiếc con trăn này đã bị chết vào ngay 26/10/2010.

* Con bò nào nhỏ nhất thế giới?

Vũ Thị Hồng Yến, Tiên Du, Bắc Ninh

Đó là con bò 11 tuổi Swallow đến từ Yorkshire (Anh) đã được công nhận là con bò nhỏ nhất thế giới với số đo chiều cao chỉ có 0.8m.

* Loài cá nước ngọt nào nặng nhất?

Hoàng Thị Trinh, Văn Giang, Hưng Yên

Các loài cá nước ngọt có trọng lượng trung bình lớn nhất là: cá nhái Alligator(Atractosteus spatula)- 126,55kg; cá peca sông Nile (Lates niloticus)-104,33kg; cá tầm Beluga (Huso huso)- 101,97kg; cá da trơn Mê Công khổng lồ- (Pangasianodon gigas)- 83,97kg; Cá da trơn xanh lam (Ictalurus furcatus)- 56,25kg; cá da trơn đầu phẳng (Pylodictis olivaris)- 55,79kg; cá da trơn đuôi đỏ (Phractocephalus hemioliopteru)- 55,00kg; cá hồi Chinook (Oncorhynchus tshawytscha)- 44,2kg; cá hổ khổng lồ (Hydrocynus goliath)- 44,00kg.

* Loài vật nào nhiều chân nhất?

Nguyễn Minh Thái, Văn Lâm, Hưng Yên

Các loài vật nhiều chân nhất là: Bọ nhiều chân (Illacme plenipes)- 750 chân; rết Himantarum (Himantarum gabrielis)- 354 chân; rết Haplophilus (Haplophilus subterraneus)- 178 chân; bọ Symphylans- 24 chân; sâu bướm (Caterpillars)- 16 chân; mối (Woodlice)- 14 chân; tôm, cua- 10 chân, nhện- 8 chân; côn trùng- 6 chân.

* Quả chanh nào lớn nhất thế giới?

Hồ Tuyết Nhung, Phú Lương, Thái Nguyên

Đó là quả chanh do Aharon Shemoel (Israel) trồng được trong trang trại của mình ở Kefar Zeitim (Israel). Quả chanh lớn nhất nặng đến 5,265kg.

* Loài cây gỗ cứng nào cao nhất thế giới?

Đỗ Minh Nam, Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Cây Bạch đàn thuộc loài Eucalytus regnans (còn gọi bằng những cái tên phổ biến như Mountain Ash, Victoria Ash, Swamp Gum, Tasmania Oak hoặc Stringy Gum), là một loài bạch đàn có nguồn gốc ở miền đông Nam Australia, ở Tasmania và Victoria. Cây được xác lập kỷ lục thế giới trong loài này là cây có chiều cao 101m và có đường kính tới 4m. Cây này hiện mọc tại vị trí cách thủ phủ Hobart của bang Tasmania (!?) 80km.

Còn có loài cây Sê-qua gỗ đỏ (tên khoa học là Sequoia sempervirens ở Vườn quốc gia Gỗ đỏ California (Hoa Kỳ), việc đo đạc thực hiện vào ngày 25 tháng 8 năm 2006 cho kết quả là 115,5m (cao gấp 2,5 lần tượng Nữ Thần Tự do ở New York).

 * Nước nào mỗi năm sinh ra thêm nhiều nhân khẩu nhất?

 Vũ Quang Cẩn, Ý Yên, Nam Định

Trước đây là Trung Quốc nhưng với chính sách hạn chế dân số khá nghiệt ngã cho nên có lẽ chỉ ít lâu nữa dân số Ấn Độ sẽ vượt qua dân số Trung Quốc và đứng đầu thế giới. Dự báo số trẻ sinh ra trong năm 2008 ở các nước đông dân là như sau: Ấn Độ- 25 508 469 trẻ; Trung Quốc- 18 234 912; Nigeria- 5 528 564; Pakistan- 4 900 375; Indonesia- 4 569 738, Bangladesh- 4 431 364; Mỹ- 4 308 233.

* Những nước nào có tỷ lệ tử vong cao nhất và thấp nhất (trên 1.000 dân)?

Đoàn Xuân Hà, Tương Dương, Nghệ An

Những nước có tỷ lệ tử vong trung bình cao nhất (2011) là: Angola- 23,4; Lesotho- 22,0; Zambia- 21,0; Liberia- 20,2; Mozambic- 19,6; CH Trung Phi- 17,5; Afganistan- 17,4; Nam Phi- 17,1; Nigeria- 16,1; Ukraine- 15,7 (có thể do hậu quả của vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobưn).

Những nước có tỷ lệ tử vong trung bình thấp nhất (2011) là: Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất- 2,1; Ku‎wait- 2,3; Qatar- 2,4; Ả Rập Saudi- 2,4; Jordan- 2,7; Brunei- 3,4; Libya- 3,4; Oman- 3,6; Maldives- 3,7; Quốc đảo Solomon- 3,7; Syria- 3,7; Hoa Kỳ-8,4. Tỷ lệ tử vong có liên quan đến mức sống, tình trạng y tế, tình trạng tai nạn do tội phạm, do tai nạn giao thông…

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm