| Hotline: 0983.970.780

Những người hùng mang màu áo blouse...

Thứ Bảy 15/08/2020 , 10:17 (GMT+7)

Họ chấp nhận gác lại những hạnh phúc của bản thân để lao vào cuộc chiến chống dịch đầy khó khăn, nguy hiểm và chưa biết đến lúc nào mới kết thúc.

Hình ảnh của họ lúc này làm gợi nhớ đến những chiến sĩ trong những cuộc kháng chiến năm xưa. Lúc ra đi hành trang mang theo là lòng quyết tâm, sự nhiệt huyết. Ngày trở về là niềm hạnh phúc vỡ òa trong chiến thắng, là cả niềm tự hào của những người con đất Việt.

Sẵn sàng khi Tổ quốc cần

Những ngày qua, hình ảnh các y, bác sĩ của 2 vùng tâm dịch Quảng Nam, Đà Nẵng đang gồng mình đến kiệt sức để chống dịch Covid-19 đã làm lay động hàng triệu trái tim Việt Nam. Xót xa có, lo lắng có, nhưng hơn cả, đó là sự tự hào, biết ơn bởi những cống hiến và hi sinh thầm lặng của họ - những người hùng mang màu áo blouse.

Nữ điều dưỡng Tạ Thị Ngọc Ánh của đoàn y, bác sĩ Hải Phòng sau ngày cưới gác lại tuần trăng mật để xung phong vào hỗ trợ cho TP Đà Nẵng chống dịch. Ảnh: L.K.

Nữ điều dưỡng Tạ Thị Ngọc Ánh của đoàn y, bác sĩ Hải Phòng sau ngày cưới gác lại tuần trăng mật để xung phong vào hỗ trợ cho TP Đà Nẵng chống dịch. Ảnh: L.K.

Trước mức độ lây lan khủng khiếp của SARS-COV -2, những con số thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh chưa ngừng tăng, Đà Nẵng, Quảng Nam đã gửi văn bản đề nghị sự hỗ trợ từ các tỉnh bạn để cùng chung tay, đồng lòng đồng sức chống dịch.

Đáp lại đề nghị đó, hàng trăm y, bác sĩ, điều dưỡng từ các tỉnh Bình Định, Hải Phòng, Phú Thọ, Thừa Thiên - Huế không ngần ngại xung phong đăng kí vào vùng tâm dịch để hỗ trợ đồng nghiệp điều trị các bệnh nhân mắc Covid-19.

Đoàn công tác tình nguyện lần này đa số là những y, bác sĩ, điều dưỡng còn khá trẻ, giỏi chuyên môn và có kinh nghiệm điều trị trong khu cách ly. Trong số họ, có người vừa mới cưới xong còn chưa kịp đi nghỉ tuần trăng mật, có người còn chưa kịp gặp, ôm con nhỏ một cái trước khi lên đường... Họ đều có những nỗi niềm, vướng bận khó nói, nhưng tất cả đều đồng lòng gác lại nhưng nỗi lo riêng để cùng nhau góp sức vì nỗi lo chung, đó là cùng chiến thắng đại dịch.

Trong số 33 y, bác sĩ, điều dưỡng của TP Hải Phòng tình nguyện vào Đà Nẵng, tôi khá ấn tượng với cô gái có đôi mắt trong veo Tạ Thị Ngọc Ánh (SN 1995, công tác tại Bệnh viện Việt Tiệp, Hải Phòng). Ánh là điều dưỡng đã từng được phân công chăm sóc các công dân từ nước ngoài về tại khu cách ly trong thời gian 3 tháng. Sau đợt cách ly, Ánh làm đám cưới và Đà Nẵng là địa điểm cả 2 vợ chồng đều chọn để đi nghỉ tuần trăng mật.

Tuy nhiên, chưa kịp đi thì nghe tin Đà Nẵng bùng dịch trở lại nên hai vợ chồng lên kế hoạch đi trăng mật ở địa phương khác. Nhưng có lẽ Ánh có duyên với Đà Nẵng, bởi ngay thời điểm trước khi đi thì có văn bản đề nghị hỗ trợ của Đà Nẵng, biết được các đồng nghiệp đang thật sự rất cần sự giúp đỡ, Ánh không chút ngần ngại mà tình nguyện đăng kí tham gia ngay, kì trăng mật coi như hoãn... vô thời hạn.

Mặc dù phải hoãn kế hoạch riêng, nhưng cô điều dưỡng 25 tuổi vẫn không tỏ ra buồn và tiếc nuối, ngược lại, ngọn lửa nhiệt huyết trong cô lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết, bởi phía sau Ánh luôn có gia đình là hậu phương vững chắc.

“Mình quyết định đăng kí rất vội vàng, thời gian gấp gáp và chưa kịp bàn bạc trước với chồng. Nhưng khi nghe mình báo tin, chồng mình lại rất ủng hộ và động viên vợ. Chồng còn chuẩn bị đầy đủ đồ đạc, vật dụng cần thiết để mang lên cho mình, có hậu phương tuyệt vời như vậy, mình chẳng còn gì phải lo lắng nữa”, Ánh vui vẻ nói.

Không chỉ riêng Ánh, nhiều y, bác sĩ trong đoàn đã có gia đình, có con nhỏ, nếu không có gia đình là hậu phương luôn ủng hộ, động viên và tiếp thêm sức mạnh, thì có lẽ chẳng ai đủ mạnh mẽ để yên tâm công tác.

Đoàn y, bác sĩ các tỉnh vào hỗ trợ cho Đà Nẵng chống dịch đa phần là những người trẻ nhưng có trình độ chuyên môn cao. Ảnh: L.K.

Đoàn y, bác sĩ các tỉnh vào hỗ trợ cho Đà Nẵng chống dịch đa phần là những người trẻ nhưng có trình độ chuyên môn cao. Ảnh: L.K.

Chị Bùi Thị Thanh Nhung (33 tuổi, điều dưỡng Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp) chia sẻ, chị đã có gia đình và hai con nhỏ, bé lớn 8 tuổi và bé nhỏ mới chỉ 4 tuổi.

“Trước khi lên đường tôi chỉ có 1 giờ để chuẩn bị tư trang, hành lý. Mọi thứ diễn ra vô cùng gấp rút, tôi chỉ kịp thông báo cho gia đình, gửi gắm 2 con cho ông bà ngoại vì chồng lại đang đi công tác xa. Vội chào nhau qua điện thoại chứ cũng chẳng kịp chạy qua nhà để gặp con trước khi đi”, chị Nhung nói.

Dù thương con, dù nhớ nhà, nhưng chị Nhung và những đồng nghiệp như chị chẳng ai nhụt chí, bởi hơn lúc nào hết, họ biết người dân Đà Nẵng đang cần mình, đồng nghiệp đang chờ mình đến giúp sức, bệnh nhân đang mong ngóng từng ngày để được điều trị khỏi bệnh. Vậy là chẳng cần nói nhiều, họ cứ thế mà đi, sẵn sàng tâm thế “khi nào hết dịch mới trở về”.

Gác hết âu lo, sẵn sàng chiến đấu

Ngoài những y, bác sĩ được phía gia đình hoàn toàn ủng hộ và động viên thì cũng có không ít người gặp phải sự phản đối, ngăn cản. Xuất phát từ sự lo lắng cho sức khỏe và tính mạng của các y, bác sĩ, những người cha, người mẹ, người chồng hay người vợ đều không yên tâm khi thấy họ đi vào vùng tâm dịch, đặc biệt là trong môi trường có mức độ lây nhiễm cao.

Trước sự phản đối của gia đình, bác sĩ 25 tuồi Nguyễn Hữu Thủy Tiên của đoàn y, bác sĩ tỉnh Bình Định vẫn quyết tâm xông vào trận tuyến chống dịch Covid-19. Ảnh: L.K.

Trước sự phản đối của gia đình, bác sĩ 25 tuồi Nguyễn Hữu Thủy Tiên của đoàn y, bác sĩ tỉnh Bình Định vẫn quyết tâm xông vào trận tuyến chống dịch Covid-19. Ảnh: L.K.

Chẳng hạn như trường hợp của nữ bác sĩ Nguyễn Hữu Thủy Tiên (SN 1994), là một trong 25 y, bác sĩ của tỉnh Bình Định tình nguyện tham gia chống dịch tại Đà Nẵng. Bác sĩ Tiên tâm sự, cô phải thuyết phục bố mẹ rất nhiều lần thì mới nhận được cái gật đầu đồng ý. Bởi lẽ, bố mẹ nghĩ cô là con gái, sức khỏe không bằng người ta nên rất lo lắng khi nghe tin cô muốn đi vào vùng dịch để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân.

“Khi nhìn thấy những hình ảnh đồng nghiệp tại Đà Nẵng ngất xỉu vì kiệt sức, tim tôi thắt lại, vì thương, vì đồng cảm. Vậy nên khi tỉnh kêu gọi tham gia giúp Đà Nẵng chống dịch, tôi không chần chừ mà đăng kí ngay. Tuy nhiên lúc đầu gia đình không ủng hộ, vì lo lắng cho sức khỏe con gái. Tôi phải nhiều lần giải thích rằng mình còn trẻ, có sức khỏe và còn có kiến thức chuyên môn đê có thể tự bảo vệ mình, cuối cùng ba mẹ cũng đồng ý”, bác sĩ Tiên kể lại.

Được biết, bác sĩ Thủy Tiên là người đầu tiên của ngành y tế Bình Định xung phong đăng ký tham gia đi Đà Nẵng để hỗ trợ chống dịch. Tiên là một bác sĩ còn rất trẻ, chỉ mới ra trường và về công tác tại khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định chưa đầy 2 năm.

Với những bác sĩ, điều dưỡng trẻ tình nguyện lên đường vào vùng “tâm dịch” thì ngoài trách nhiệm với nghề, họ còn mang theo lòng nhiệt huyết và cả sự quyết đoán. Chính vì vậy mà dù gặp phải sự cản trở nào, họ đều quyết định rất nhanh, thậm chí chưa cần thông qua ý kiến người thân.

Câu chuyện của nữ điều dưỡng Hồ Thu Huyền (31 tuổi, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ) là một ví dụ. Huyền kể, nhận được lời vận động vào Quảng Nam để chi viện cho vùng dịch, cô gái cứ đăng ký rồi mới về nhà… xin ý kiến chồng dù ở nhà 2 đứa con còn nhỏ, đứa lớn 8 tuổi, đứa sau 5 tuổi, rồi bộn bề công việc.

“Chồng em thì không phản đối gì lắm, chỉ có ba mẹ của mình ấy. Phản đối quyết liệt. Cứ lo vào trong đó lỡ có làm sao, rồi 2 đứa con ở nhà ai lo… Mà đúng là đủ thứ phải lo thật. Nhưng em quyết rồi. Hết thuyết phục rồi năn nỉ, quyết tâm của Huyền một thời gian sau đó cũng khiến ba mẹ xuôi lòng. Rồi cũng chuẩn bị cho chồng con đủ thứ mới vào được đây đấy”, Huyền chia sẻ.

Suy nghĩ của những con người trẻ bao giờ cũng vậy, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi cồng đồng cần mình. Nhìn hình ảnh của H - một cô bác sĩ trẻ mới chỉ 24 tuổi phờ phạc sau một chuyến đi dài, trải qua nhiều lần di chuyển từ Phú Thọ đến Quảng Nam, chúng tôi vừa thương, vừa trân quý.

H. không muốn người khác nhắc nhiều đến tên mình, nên khi vừa bước lên xe để về sắp xếp đồ đạc chuẩn bị nhận nhiệm vụ, cô chọn cho mình vị trí ghế gần cuối xe. Tôi quay qua hỏi, H. nhẹ nhàng bảo “anh đừng viết tên em nghe. Đi như thế này, chỉ là bởi thấy mình hữu ích nhất khi người ta cần mình, em chẳng muốn ồn ào xíu nào”.

Để vào đến Quảng Nam, H. đã gặp không ít ý kiến phản đối của gia đình, người thân kể cả người bạn trai của mình. “Họ nghĩ cũng đúng tôi anh ạ, vì lo cho mình nên mới vậy. Nhưng, em quyết rồi, đi là đi. Trong khi nhiều người còn con cái, gia đình đủ thứ nhưng các anh chị ấy vẫn tình nguyện đi. Vậy thì sao mình không đi khi chưa vướng bận? Cứ sợ đủ điều, rồi ai ra ngoài kia chịu trận”, H. chia sẻ.

Cứ thế, họ đã ra đi bằng những cái vẫy tay của người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Ngoái đầu quay lại nhìn, những hình ảnh đó sẽ được họ lưu giữ trong tâm trí. Đó là như nguồn động lực, như sức mạnh được tiếp thêm để hộ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.

Để rồi, ngày chiến thắng dịch bệnh trở về, những cái vẫy tay đó sẽ thanh bằng những cái ôm thắm thiết, những nụ cười mãn nguyện và và lòng biết ơn, của cả dân tộc. Hỡi những chiến binh áo trắng! Chiến thắng ắt sẽ về ta”.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ gần 1.300 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Nguồn kinh phí mà tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Trung ương hỗ trợ sẽ sử dụng để nâng cấp các hồ chứa, khắc phục sạt lở và xây dựng các khu tái định cư.