| Hotline: 0983.970.780

Những vị tướng của trận đánh lớn: 'Thiên số' bắt tướng giặc

Thứ Sáu 03/04/2015 , 06:15 (GMT+7)

Dường như Lê Trọng Tấn là vị tướng có “thiên số” bắt tướng giặc. Những tướng lĩnh đối phương trong các chiến dịch quyết định đều trở thành tù binh của ông./ Ba lần vào “Kỳ Sơn” Thượng Đức

Ông là một trong những tư lệnh chiến dịch, chỉ huy tác chiến hiệp đồng binh chủng giỏi nhất của quân đội ta. Ở chiến trường nào phức tạp, mặt trận nào cam go, ông lại được phái đến.

Với tài thao lược và cách dùng binh, Lê Trọng Tấn thường lật ngược thế cờ để chiến thắng, thậm chí có những trận thắng như chẻ tre.

“Thổi bay” Đà Nẵng

Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tư lệnh Quân đội Việt Nam cộng hòa cho biết: Năm 1975, Quân đoàn I của phía Việt Nam cộng hòa đồn trú tại Đà Nẵng lúc ấy sở hữu một khối lượng binh lực, vũ khí, phương tiện chiến tranh và dự trữ hậu cần rất lớn gồm 134.000 sĩ quan và binh sĩ, trong đó có 84.000 quân chủ lực và 50.000 quân địa phương; cùng những phương tiện hiện đại nhất.

Ngày 26/3/1975 tại Tổng hành dinh, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp họp với Tư lệnh mặt trận Lê Trọng Tấn, bàn kế hoạch tiến công Đà Nẵng.

So sánh tương quan lực lượng hai bên, tướng Lê Trọng Tấn đã chuẩn bị sẵn một phương án đánh chiếm Đà Nẵng trong 7 ngày, sau rút xuống còn 5 ngày.

Tuy nhiên, Đại tướng Tổng tư lệnh lại nghĩ khác, tình hình có thể diễn biến đột ngột, khả năng quân Việt Nam cộng hòa tháo chạy là rất có cơ sở. Nếu đánh kéo dài trong 5 ngày để địch co cụm được thì sẽ hỏng việc lớn.

Do vậy, sau khi tham khảo thông tin từ Cục quân báo, Tổng tư lệnh yêu cầu chuẩn bị phương án đánh trong 3 ngày.

Trong hồi ký, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại: “Anh Tấn vẫn giữ ý kiến, và trình bày: Đánh như vậy không thể chuẩn bị kịp. Tôi nói, giọng có phần gay gắt: “Tư lệnh mặt trận là anh nên tôi để anh ra lệnh. Nếu là người khác, thì tôi ra lệnh: Đánh Đà Nẵng theo phương án chuẩn bị 3 ngày. Nếu chuẩn bị 5 ngày, địch rút mất cả thì sao? Huế đã giải phóng rồi. Mặc dầu pháo binh và hải quân địch có thể bắn phá, cứ cho bộ đội hành quân theo đường số 1 tiến công thẳng vào Đà Nẵng. Từ phía nam cũng theo đường số 1 tiến công lên. Không họp đảng uỷ, chỉ trao đổi bằng điện”.

Tướng Lê Trọng Tấn đã chấp hành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong vòng 3 ngày, Quân đoàn 2 của ông “thổi bay” hơn 100.000 quân Việt Nam cộng hòa, giải phóng Đà Nẵng.

Cánh quân phía Đông ngoài dự kiến

Sau chiến thắng Đà Nẵng, tướng Lê Trọng Tấn đã chủ động đề nghị Thường trực Quân ủy Trung ương thành lập cánh quân phía Đông. Thực tiễn sau đó đã chứng minh, đề nghị này là chuẩn xác, có tầm chiến lược. Vì đó là một hướng tiến công lợi hại trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Đại tướng Lê Trọng Tấn (1914-1986), xuất thân từ một gia đình nhà giáo, quê làng Yên Nghĩa, Hoài Đức, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Ông được tuyển vào đội bóng đá của không quân Pháp và nhập ngũ vào lực lượng lính khố đỏ, phục vụ tại đơn vị đồn trú gần sân bay Tông (Sơn Tây).
Ông là Trung đoàn trưởng đầu tiên Trung đoàn 209 (Sông Lô),  Đại đoàn trưởng đầu tiên của Đại đoàn 312, trong kháng chiến chống Pháp. Tư lệnh Mặt trận Đường 9, Tư lệnh chiến dịch Trị - Thiên, Tư lệnh Quân đoàn I Quyết thắng, quân đoàn đầu tiên của Quân đội, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Đại tướng Lê Trọng Tấn đã được truy tặng Huân chương Sao Vàng (2007).

Tướng Lê Trọng Tấn được cử làm Tư lệnh cánh quân phía Đông, Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh. Cánh quân phía Đông đã phá vỡ phòng tuyến từ xa của quân lực Việt Nam cộng hòa ở Phan Rang, tiến vào giải phóng Sài Gòn, cắm lá cờ trên nóc dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.

Trong Hội nghị tổng kết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp biểu dương: Cánh quân phía Đông là sáng tạo vì nó không có từ đầu trong kế hoạch giải phóng miền Nam.

“Thiên số” bắt tướng giặc

Dường như Lê Trọng Tấn là vị tướng có “thiên số” bắt tướng giặc. Những tướng lĩnh đối phương trong các chiến dịch quyết định đều trở thành tù binh của ông.

Trong kháng chiến chống Pháp, khi ông là Tư lệnh Đại đoàn 312, đã bắt sống tướng Đờ-cát, chiều ngày 7/5/1954. Hai mươi mốt năm sau, tại Chiến dịch Hồ Chí Minh, ngày 30/4/1975, cánh quân phía Đông do ông chỉ huy (gồm Quân đoàn 2, Quân đoàn 4, Sư đoàn 3) tấn công Sài Gòn.

 Chính Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 thuộc cánh quân của ông đã tiến vào dinh Độc Lập, ghi nhận sự đầu hàng của toàn bộ nội các Tổng thống Dương Văn Minh, cắm cờ đỏ sao vàng trên nóc phủ Tổng thống Việt Nam cộng hòa.

Trong Hồi ký, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp cho biết: “Theo kế hoạch, 5h30 sáng 30/4/1975, các hướng đồng loạt đánh vào Sài Gòn. Riêng cánh quân phía Đông, anh Lê Trọng Tấn đề nghị nổ súng từ 18 giờ ngày 29/4. Lý do là các lực lượng ta còn cách vùng ven từ 15 đến 20km, phải vừa đánh địch vừa tiến quân, lại phải vượt sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, nếu cùng nổ súng sẽ không đến kịp”.

Kết quả là mặc dù cánh quân của tướng Lê Trọng Tấn ở cách xa nội đô hơn các mũi khác, nhưng họ lại là những chiến sĩ đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập, tiếp nhận sự đầu hàng của chính quyền Tổng thống Dương Văn Minh.

Công điện có một không hai

Khi được tin Sài Gòn hoàn toàn giải phóng, sau những đêm không ngủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết một bức điện đặc biệt gửi vào.

Trong Hồi ký, Đại tướng nhớ lại: “Một khuôn mặt trìu mến, thân quen chợt hiện lên trong tôi: Tướng Lê Trọng Tấn, người chỉ huy cánh quân đầu tiên tiến vào dinh tổng thống ngụy quyền. Tôi viết ngay một bức điện vượt ra ngoài khuôn phép thông thường về quân sự: 18h30 phút. “Anh Tấn ơi! Làm ăn tốt quá! Phấn khởi quá! Chúc các anh rất khỏe và chuyển lời mừng chiến thắng của mình cho các tướng trong đó”. Ký tên: Văn”.

Năm 1996, nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của Đại tướng Lê Trọng Tấn, có phóng viên đã hỏi Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Người trợ thủ đắc lực nhất của Đại tướng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh là ai?”. Tổng Tư lệnh trả lời: “Anh Lê Trọng Tấn”.

Trước đó, trong chuyến đoàn quân sự Việt Nam thăm Cuba năm 1973, Chủ tịch Fidel Castro bắt tay Đại tướng Lê Trọng Tấn, rồi hỏi mọi người xung quanh: “Đây có phải là tướng đánh hay nhất Việt Nam?”. Trưởng đoàn Võ Nguyên Giáp trả lời: “Đúng, đây là một trong những vị tướng giỏi nhất Việt Nam qua các triều đại”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm