| Hotline: 0983.970.780

Nọc độc của cóc có khả năng chữa trị ung thư tuyến tiền liệt

Thứ Năm 18/09/2014 , 13:47 (GMT+7)

Nọc độc của cóc mía có thể tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến tiền liệt mà không làm ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh.


(Nguồn: abc.net.au)

Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Queensland (Australia) vừa phát hiện nọc độc của loài cóc mía có thể tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến tiền liệt mà không làm ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh.

Loài cóc của Australia cũng tương tự như cóc châu Á, vốn được đông y Trung Quốc hàng nghìn năm qua sử dụng làm thuốc điều trị các bệnh tim mạch, đau họng, bệnh về da và các bệnh khác.

Nhóm nghiên cứu đã áp dụng kiến thức y học Trung Hoa để chứng minh nọc cóc mía có thể tiêu diệt hiệu quả các tế bào ung thư, đặc biệt là tế bào ung thư tuyến tiền liệt.

Mặc dù nọc cóc đã được sử dụng rộng rãi ở châu Á từ lâu nhưng nó rất nguy hiểm khi ở dạng nguyên chất. Do đó, nhóm nghiên cứu đang cố gắng bào chế thuốc dưới dạng hòa tan.

Trưởng nhóm dự án Harendra Parekh cho biết sau khi xác định được độc tố có thể ổn định, kể cả sau khi tăng độ hòa tan, giai đoạn tiếp theo sẽ là làm sao để đưa nọc cóc đến các tế bào ung thư thông qua các phương pháp điều chuyển thuốc.

Nhóm nghiên cứu của Đại học Queensland đã được Đại học Bách khoa Hong Kong (Trung Quốc) và một viện nghiên cứu của Trung Quốc đại lục trao tặng học bổng để tiếp tục nghiên cứu.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội tăng hơn 13 lần trong 19 năm

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội đã tăng một mạch từ 610ha năm 2005 lên khoảng 8.000ha trong thời điểm hiện tại.