| Hotline: 0983.970.780

Nông dân vùng cao thu về cả trăm triệu nhờ vụ chuối Tết

Thứ Sáu 24/01/2020 , 08:22 (GMT+7)

Cứ đến hẹn lại lên, vào dịp giáp Tết Nguyên Đán hàng năm, người trồng chuối Mật mốc tại huyện vùng cao Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị lại tất bật vào vụ chuối Tết.

Theo quan niệm truyền thống, việc thờ cúng tổ tiên ngày Tết không thể thiếu nải chuối xanh khiến mặt hàng này những ngày giáp Tết có giá cao gấp hàng chục lần so với ngày thường.

Nhiều gia đình nông dân tại huyện vùng cao Hướng Hóa có thu nhập vài chục đến cả trăm triệu đồng từ vụ chuối Tết.
Toàn huyện Hướng Hóa hiện có khoảng 3.800ha chuối, tập trung ở các xã dọc tuyến biên giới Việt - Lào như Tân Long, Tân Thành, Thuận, Lìa... Trong đó, gần 1/2 diện tích được người dân thuê trồng ở nước bạn Lào.
Chợ chuối Tân Long nằm ở ngã 3 đường vào vùng Lìa và QL9 thông thương sang Lào. Đây được xem là chợ chuối lớn nhất tại miền Trung hiện nay.
Hằng ngày, từ tờ mờ sáng, cả một vùng biên giới trở nên sôi động bởi tiếng xe máy chạy liên tục từ các rẫy vườn chở theo những buồng chuối vừa thu hoạch đổ về trung tâm chợ Tân Long bán cho thương lái. Mỗi chiếc xe chở từ 1 – 1,5 tạ chuối.
Tại chợ Tân Long mỗi ngày có hàng chục tiểu thương từ khắp mọi miền đất nước tập trung về đây thu mua chuối.
Nếu như thời điểm khác trong năm, chuối Mật mốc được các tiểu thương thu mua theo cân, thì vào vụ Tết chuối được thu mua theo buồng. Tùy theo chuối được đánh giá là “đẹp” hay không theo nhận xét của thương lái mà được định giá từ vài trăm ngàn hay cả triệu đồng mỗi buồng.
"Gia đình tôi hiện trồng khoảng 2.000 gốc chuối, mỗi năm trung bình thu nhập khoảng 300 triệu đồng, riêng vụ Tết chiếm gần 1/3 tổng thu nhập. Thu nhập chủ yếu hiện nay của cả gia đình tôi đều từ cây chuối Mât mốc này", anh Hồ Thiên, trú tại bản Xi Núc, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa cho hay.
Chị Lê Thị Kiều, một tiểu thương lâu năm tại chợ chuối Tân Long cho biết, chuối ở đây được người tiêu dùng ưa thích vì có quả to tròn, màu sắc đẹp, không bị nám đen. Chuối Mật mốc được mọi người mua về để thờ cúng tổ tiên trong những ngày Tết. Trung bình mỗi ngày tiêu thụ hàng trăm tấn chuối và vụ chuối Tết chỉ kết thúc vào chiều 30.
Thời điểm trong năm, chuối chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc, Thái Lan… Khoảng từ 20 tháng Chạp hàng năm trở đi, thương lái tạm ngưng nhập chuối đi các nước trên để tập trung vào thị trường nội địa.
Nhờ có cây chuối Mật mốc, vào mỗi dịp cuối năm, nhiều nông dân vùng cao Quảng Trị không chỉ có nguồn thu nhập khá mà nhiều gia đình còn có của ăn của để từ loại cây trồng này.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm