| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp là cơ sở quan trọng thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch

Thứ Tư 05/01/2022 , 14:19 (GMT+7)

Năm 2021, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân.

Hội nghị triển khai Kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Hội nghị triển khai Kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Ngày 5/1, Chính phủ tổ chức Hội nghị với các địa phương đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của năm 2021, triển khai Kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Hội nghị sẽ tập trung phân tích, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2021, khẳng định những ưu điểm và thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan.

Đồng thời, đề xuất những giải pháp khắc phục, thảo luận kỹ lưỡng và thống nhất về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, nhất là Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức.

Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước có tỷ lệ bao phủ tiêm vacxin cao nhất trên thế giới

Tại Hội nghị, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã trình bày Báo cáo tóm tắt về công tác chỉ đạo, điều hành và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022.

Báo cáo nêu rõ năm 2021 là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại của đất nước; là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Các nhiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội được thực hiện trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp và có nhiều yếu tố bất lợi do đại dịch Covid-19. Kinh tế thế giới phục hồi thiếu vững chắc và không đồng đều; nợ công, lạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia.

Trong nước, dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư ở nhiều địa phương với biến chủng Delta có tốc độ lây lan rất nhanh, xâm nhập sâu, gây hậu quả nghiêm trọng ở các trung tâm kinh tế, đô thị lớn.

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh trình bày Báo cáo tóm tắt về công tác chỉ đạo, điều hành và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022 tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh trình bày Báo cáo tóm tắt về công tác chỉ đạo, điều hành và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022 tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Theo đó, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Ban chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 được các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là các lực lượng tuyến đầu triển khai tích cực, hiệu quả cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp.

Các biện pháp phòng, chống dịch được kế thừa và liên tục được điều chỉnh, hoàn thiện phù hợp với tình hình thực tiễn.

Khi dịch bệnh thâm nhập nhanh, nhiễm sâu tại các đô thị, vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, trong khi chưa có vacxin, thuốc đặc trị, các biện pháp hành chính nghiêm ngặt được áp dụng và nhanh chóng điều chỉnh tổ chức thực hiện, lấy cấp xã là “pháo đài”, người dân là “chiến sĩ”, là trung tâm phục vụ, là chủ thể tham gia phòng, chống dịch; đưa dịch vụ y tế, an sinh xã hội đến cơ sở để người dân tiếp cận kịp thời, hiệu quả hơn và bảo vệ an ninh, an toàn cho nhân dân, nhất là việc thành lập hơn 700 trạm xá lưu động.

Kịp thời điều động lực lượng lớn chưa từng có, trong thời gian rất ngắn với hơn 300.000 lượt cán bộ, chiến sĩ lực lượng y tế, quân đội, công an hỗ trợ các địa phương thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội.

Đồng thời, Chính phủ xây dựng chiến lược và thúc đẩy ngoại giao vacxin, thành lập Quỹ vacxin phòng, chống Covid-19, tích cực nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vacxin trong nước, phát động chiến dịch tiêm chủng miễn phí toàn dân lớn nhất từ trước tới nay.

Kết quả là, từ một nước có tỷ lệ tiêm vacxin rất thấp đã vượt lên là 1 trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ tiêm vacxin cao nhất trên thế giới.

Đến nay, tỷ lệ bao phủ vacxin cho người từ 18 tuổi trở lên 1 mũi là 99,6%, 2 mũi là 90,9%; người từ 12 đến 17 tuổi 1 mũi là 85,6%, 2 mũi là 57%; đang đặt mua vacxin tiêm cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Số ca nhiễm nhập viện, chuyển nặng, tử vong đang có chiều hướng giảm.

Từ một nước có tỷ lệ tiêm vacxin rất thấp, Việt Nam đã vượt lên là 1 trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ tiêm vacxin cao nhất trên thế giới. Ảnh minh họa.

Từ một nước có tỷ lệ tiêm vacxin rất thấp, Việt Nam đã vượt lên là 1 trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ tiêm vacxin cao nhất trên thế giới. Ảnh minh họa.

Thực hiện Kết luận của Trung ương, Chính phủ đã nghiên cứu, ban hành, triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP; việc chuyển hướng sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã phát huy hiệu quả, được nhân dân đồng tình, ủng hộ; nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế đánh giá là quyết sách quan trọng, tạo nền tảng để phục hồi, phát triển kinh tế trong quý IV/2021 và năm 2022.

Chính phủ đã khẩn trương trình Bộ Chính trị ban hành Kết luận về Chương trình phòng, chống dịch Covid-19, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong phòng, chống dịch, tạo sự chủ động trong huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, chăm lo sức khỏe cho người dân.

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cao kỷ lục, đạt trên 48,6 tỷ USD

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành theo dõi sát tình hình thế giới, khu vực; dự báo và xây dựng các kịch bản tăng trưởng, định kỳ cập nhật bảo đảm sát với diễn biến tình hình thực tế để đề ra và triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, hiệu quả, phục vụ cả mục tiêu trước mắt và lâu dài. Ước cả năm đạt và vượt 7/12 chỉ tiêu chủ yếu.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm tăng 1,84%; các cân đối lớn được bảo đảm. GDP tăng 2,58%, trong đó quý IV tăng mạnh, đạt 5,22% sau khi giảm 6,02% trong quý III.

Thu ngân sách nhà nước đạt trên 1,563 triệu tỷ, vượt 16,4% dự toán; trong đó, thu thuế, phí nội địa từ hoạt động sản xuất kinh doanh của 3 khu vực kinh tế vượt khoảng 14,5% so với dự toán và tăng khoảng 11,3% so với năm 2020; tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu vượt khoảng 20,5% so với dự toán và tăng 20,7% so với năm 2020, bảo đảm nguồn lực cho các nhiệm vụ chi, nhất là cho công tác phòng, chống dịch và các nhiệm vụ cấp bách khác; bội chi ngân sách nhà nước ước dưới 4%, thấp hơn so với dự toán Quốc hội quyết định (4%GDP).

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 22,6%, đạt 668,5 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới; trong đó kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt trên 336,25 tỷ USD, tăng 19%; xuất siêu ước đạt 4 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2021 có mức tăng trưởng cao, tăng 9,2%, đặc biệt vốn tăng thêm tăng mạnh trên 40% thể hiện niềm tin về môi trường đầu tư kinh doanh, sự kỳ vọng của các nhà đầu tư nước ngoài về khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, Tổ trưởng Tổ Công tác 970 của Bộ NN-PTNT trao quà cho các hộ khó khăn tại Thành phố Thủ Đức. Ảnh: Minh Sáng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, Tổ trưởng Tổ Công tác 970 của Bộ NN-PTNT trao quà cho các hộ khó khăn tại Thành phố Thủ Đức. Ảnh: Minh Sáng.

Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch. Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cao kỷ lục, đạt trên 48,6 tỷ USD.

Khởi công một số công trình và đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án hạ tầng quan trọng quốc gia, đặc biệt là một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía đông... Xác định ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông cho vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Nam Trung bộ, miền núi phía bắc, khu kinh tế động lực... Tập trung hoàn thiện quy hoạch phát triển điện lực và quy hoạch tổng thể về chuyển đổi năng lượng xanh.

Tập trung xử lý, đề xuất cấp có thẩm quyền cơ chế xử lý 2 ngân hàng thương mại yếu kém, 5 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả; tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ để sớm đưa vào vận hành nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2; xử lý vướng mắc trong sử dụng kinh phí bảo trì đường sắt. Tập trung xử lý dứt điểm các tồn tại, khó khăn của một số dự án giao thông trọng điểm để nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai thác; trong đó có đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Thực hiện kết luận của Hội nghị Trung ương 3, 4; Chính phủ đã khẩn trương trình Bộ Chính trị ban hành Kết luận về Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường đầu năm 2022 về các chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai Chương trình. Đây là chủ trương, quyết sách quan trọng cho phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2022

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Dịch Covid-19 có thể phức tạp, nguy hiểm hơn với sự xuất hiện của các biến chủng mới. Tăng trưởng kinh tế thế giới không đồng đều, chưa vững chắc, tiềm ẩn nhiều rủi ro và có thể thấp hơn năm 2021; lạm phát ở nhiều nước tăng cao.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức được bàn giao, đưa vào vận hành khai thác thương mại. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức được bàn giao, đưa vào vận hành khai thác thương mại. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN.

Trong nước, kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó dịch bệnh tiếp tục được nâng lên, nhưng sức chống chịu và nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân giảm sút.

Bên cạnh đó, nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, suy giảm tăng trưởng vẫn còn tiềm ẩn nếu không kiểm soát được dịch bệnh một cách cơ bản để mở cửa trở lại nền kinh tế; rủi ro lạm phát gia tăng; thiên tai, biến đổi khí hậu là nguy cơ luôn tiềm ẩn.

Trên cơ sở đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các quan điểm chỉ đạo, điều hành, quán triệt theo phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19, trong đó tập trung ưu tiên nguồn lực, thực hiện hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục đổi mới, chủ động, nỗ lực phấn đấu hơn nữa, quyết liệt hành động, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả.

Xem thêm
Chia nước theo thứ tự ưu tiên

Do nắng hạn kéo dài, không có mưa đã khiến các hồ đập cạn kiệt nguồn nước, tỉnh Bình Thuận dự kiến sẽ cắt giảm hơn 15.000ha lúa trong vụ hè thu tới.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Mộc Châu đón 112.000 lượt du khách trong dịp nghỉ lễ

Dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Mộc Châu (Sơn La) đón 112.000 lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm và nghỉ dưỡng, tổng thu từ du lịch trên địa bàn ước đạt 86,24 tỷ.

Cò đã trắng trên miền cát mặn

Một bầy cò trắng tranh nhau dầm những đôi chân khẳng khiu trong hồ nước hiếm hoi giữa miền cát trắng. Nghe tiếng động, chúng nháo nhác bay lên, sải những đôi cánh trắng muốt...

Bình luận mới nhất