| Hotline: 0983.970.780

Nữ Phó giáo sư ngành thủy lợi ‘say’ nghiên cứu

Thứ Hai 15/06/2020 , 13:13 (GMT+7)

Ngoài việc giảng dạy hiệu quả tại trường Đại học, PGS. TS Đồng Kim Hạnh còn nghiên cứu khoa học, tham gia các đề tài phục vụ sản xuất có giá trị thực tế cao.

Đam mê nghiên cứu

PGS.TS Đồng Kim Hạnh, 42 tuổi, giảng dạy bộ môn Công nghệ và quản lý xây dựng, thuộc khoa Công trình, trường Đại học Thủy lợi.  Ngoài công việc hàng ngày như bao giảng viên khác là giảng dạy chuyên môn cho sinh viên và học viên cao học, hướng dẫn đồ án tốt nghiệp cho sinh viên, hướng dẫn luận văn cho học viên cao học, hướng dẫn luận án cho nghiên cứu sinh, biên soạn bài giảng, giáo trình, dịch tài liệu tham khảo dùng cho sinh viên, học viên cao học.... chị Hạnh được biết đến là người đam mê nghiên cứu khoa học.

PGS. TS Đồng Kim Hạnh hiện đang tham gia hướng dẫn 3 nghiên cứu sinh  bảo vệ luận án Tiến sĩ. Ảnh: CTV

PGS. TS Đồng Kim Hạnh hiện đang tham gia hướng dẫn 3 nghiên cứu sinh  bảo vệ luận án Tiến sĩ. Ảnh: CTV

Trong gần 20 năm công tác, mỗi năm chị Hạnh đã hướng dẫn  hàng chục sinh viên làm đồ án và bảo vệ thành công đồ án tốt  nghiệp đại học, số lượng học viên hướng dẫn đã bảo vệ thành công luận văn cao học trong 3 năm trở lại đây là 40/55 học viên. Hiện tại đang là giáo viên đồng hướng dẫn 2 nghiên cứu sinh và hướng dẫn chính 1 nghiên cứu sinh.

Từ năm 2015 đến 2020, nhiều bài báo của  chị đã được đăng tải trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước. Mặt khác, chị đã chủ trì, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học như: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đinh đất để gia cường mái dốc trong các công trình xây dựng, nghiên cứu chế độ thủy động lực học và vận chuyển bùn cát vùng cửa sông và bờ biển vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (đề tài cấp Nhà nước năm 2013-2014), nghiên cứu xây dựng đê biển an toàn cao theo hướng hài hòa với môi trường sinh thái (Bộ NN-PTNT), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đinh đất để gia cường mái dốc trong các công trình xây dựng…

Chị Hạnh cho biết: “Ngoài những đề tài trên hàng năm tôi đều có tham gia một số dự án phục vụ sản xuất của Viện KTCT thuộc khoa Công trình, tham gia các hội đồng khoa học của Khoa Công trình, Trường ĐH Thủy lợi, ĐH Giao Thông vận tải, Viện KHTL Việt Nam như: Hội đồng NCKH sinh viên, hội đồng duyệt báo cáo tiến độ luận văn, hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, hội đồng thẩm định đề cương luận văn thạc sĩ, Hội đồng báo cáo chuyên đề của NCS, hội đồng thẩm định đề cương đề tài NCKH…tất cả đều xuất phát từ sự yêu nghề, cống hiến cho Ngành”

PGS. TS Đồng Kim Hạnh nhiều lần được khen thưởng vì những đóng góp cho nghề. Ảnh: CTV

PGS. TS Đồng Kim Hạnh nhiều lần được khen thưởng vì những đóng góp cho nghề. Ảnh: CTV

Nhiều sáng kiến cho khoa học

Trong những năm qua, ngoài những thành tích xuất sắc trong giảng dạy, công tác chuyên môn và nhiệm vụ được giao, chị Hạnh được biết đến là người đam mê khoa học, có nhiều sáng kiến, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có giá trị thực tiễn cao, được đơn vị uy tín đưa vào áp dụng.

Trong đó, đơn cử như nghiên cứu sử dụng lý thuyết toán và đo đạc thử nghiệm khả năng sử dụng bê tông cốt sợi cho sửa chữa công trình bê tông cốt thép. Theo sáng kiến này, các công trình thủy sau quá trình vận hành thì sẽ bị xuống cấp, cụ thể là các công trình bê tông cốt thép.  Sáng kiến này đã được Trường Đaị học Kiến trúc – Xây dựng Xanh-petecbua, LB Nga áp dụng thử.

Sáng kiến về khả năng ứng dụng công nghệ đập đá đổ chèn vữa bê tông tự lèn tại Việt Nam, hay một số nghiên cứu như: đánh giá khả năng bồi, xói bờ biển, qua việc nghiên cứu sự thay đổi hình thái bờ biển khu vực Nha Trang. Đây là một đề tài hiệp định thư được chị cùng với các đồng nghiệp, các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực thủy lợi cùng thực hiện, được nghiệm thu vào 5/2013.

Chị Hạnh được phong hàm Phó Giáo sư năm 2015. Ảnh: CTV

Chị Hạnh được phong hàm Phó Giáo sư năm 2015. Ảnh: CTV

Về đề tài này, chị Hạnh chia sẻ: “Các đường bờ biển, đặc biệt là tại Nha Trang những năm gần đây bị bồi, xói nhiều, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Trong nghiên cứu này, cần sử dụng hệ thống camera video có độ phân giải cao (2Mp) và tần số cao (2Hz) được lắp đặt từ tháng 5 năm 2013 để quan sát các mặt cắt ngang bờ, vị trí bờ biển và đặc tính sóng (chiều cao và thời gian) được trích xuất từ ​​dữ liệu video hiệu chuẩn bằng phép đo tại chỗ từ hai thí nghiệm hiện trường (từ 23/05 đến 01/06 và 03/12 đến 10/12 2013) và đo lường độ sâu trong suốt sự kiện bão Haiyan.

Nghiên cứu cho thấy sự phát triển theo mùa rõ rệt của bờ biển Nha Trang với sự bồi đắp từ tháng 3 đến tháng 9 và biên độ theo mùa tích lũy khoảng 15m. Ảnh hưởng của bão Nari và Haiyan đến bờ biển cũng rất ấn tượng với những thay đổi từ 4 đến 8m trong mỗi trường hợp. Từ đó cũng đánh giá được sự phục hồi hình thái bờ biển. Và khoảng thời gian này trung bình là 1,5 tháng”.

Nghiên cứu này hiện tại đang được xem là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tương tự và nghiên cứu chuyên sâu về đánh giá tác động hình thái bờ biển, xói lở bờ biển tiếp theo.

Được biết, PGS.TS Đồng Kim Hạnh, tốt nghiệp Đại học năm 2001, bảo vệ luận văn thạc sĩ năm 2004, bảo vệ luận án tiến sĩ năm 2009 và được phong hàm Phó Giáo sư năm 2015. Chị Hạnh có 7 năm liền là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 5 năm liền là đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 1 bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT và là chiến sĩ thi đua cấp Bộ năm học 2018-2019.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.