| Hotline: 0983.970.780

O ép người trồng rừng

Thứ Sáu 29/10/2010 , 10:05 (GMT+7)

UBND huyện An Lão (Bình Định) tổ chức đấu thầu, bán 78,99 ha rừng trồng trong những diện tích đã giao khoán cho hàng trăm hộ gia đình sử dụng.

Vừa qua, UBND huyện An Lão (Bình Định) tổ chức đấu thầu, bán 78,99 ha rừng trồng trong những diện tích đã giao khoán cho hàng trăm hộ gia đình sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Giá bán, phương thức tổ chức đấu thầu có nhiều khuất tất. 

Sau 12 năm chăm sóc, đợi bán rừng kiếm tiền sửa lại ngôi nhà đã xuống cấp giờ ông Hưng thất vọng

Chủ rừng không đồng thuận

Ông Nguyễn Văn Tụ, Giám đốc BQL rừng phòng hộ (BQLRPH) An Lão, cho biết năm 1997, Lâm trường An Sơn (nay là BQL rừng đặc dụng An Toàn) tổ chức trồng 149,6 ha rừng hỗn giao gồm 2 loại cây keo và điều theo Chương trình 327 tại tiểu khu (TK) 21 thuộc xã An Tân và 2 tiểu khu 48 và 34 thuộc xã An Hòa (An Lão). Một năm sau (1998), diện tích rừng nói trên được chuyển sang Chương trình 661, Lâm trường An Sơn tiến hành ký hợp đồng "Giao khoán đất có rừng trồng cho hộ gia đình sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp" cho hàng trăm hộ dân địa phương quản lý, chăm sóc và bảo vệ trong thời gian 50 năm.

Mỗi chu kỳ khai thác, rừng được khai thác theo phương thức tỉa thưa, các chủ rừng được hưởng 2/3 tổng sản phẩm sau khi trừ chi phí thiết kế, khai thác, vận chuyển... của cây keo và 100% sản phẩm cây điều. Đến năm 2008, sau khi tỉnh Bình Định thực hiện phân cấp 3 loại rừng, toàn bộ diện tích ở TK 21, TK 48 và một phần của TK 34 nằm ngoài lưu vực hồ chứa nước Hưng Long được chuyển từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất.

Đến lúc này, các chủ rừng được hưởng lợi theo điều 6 Quyết định 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, các chủ rừng được hưởng 100% sản phẩm rừng trồng, khi khai thác sản phẩm được tự do lưu thông và được hưởng các chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế và tiền sử dụng đất. Sau khi khai thác sản phẩm rừng trồng, chủ rừng chỉ phải nộp cho ngân sách xã số tiền tương đương 80kg thóc/ha/chu kỳ khai thác để xây dựng Qũy Phát triển rừng của xã và thôn, bản.

Sau 12 năm, diện tích rừng nói trên được UBND huyện An Lão đưa vào kế hoạch khai thác. Sau khi Sở NN-PTNT Bình Định thẩm định đủ tiêu chí khai thác, UBND tỉnh cho phép UBND huyện An Lão chỉ định tư vấn, thiết kế rồi Ban QLRPH An Lão phối hợp với chính quyền địa phương, chủ rừng xác định ranh giới. Sau đó, UBND An Lão thành lập hội đồng đấu giá gồm đại diện Ban QLRPH và phòng Tài chính huyện.

Ông Nguyễn Văn Tụ cho hay: “Sau khi được UBND huyện phê duyệt quy chế đấu giá do hội đồng đấu giá đưa ra, chúng tôi tiến hành công tác tuyên truyền qua 2 cuộc họp nhằm lấy ý kiến của các chủ rừng sau đó mới tổ chức đấu giá”. Tuy nhiên, tại biên bản cuộc họp tổ chức tại xã An Tân vào ngày 20/11/2009, các hộ có rừng đã “Không tán thành phương án khai thác với hình thức đấu giá do Ban QLRPH An Lão đưa ra và đề nghị Ban QLRPH An Lão tính toán cụ thể các khoản chí phí của từng lô rừng mà hộ nhận khoán phải thanh toán để các chủ rừng thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Việc khai thác và tiêu thụ sản phẩm do hộ nhận khoán tự giải quyết”.

Mặc cho sự không đồng thuận phương pháp đấu giá rừng của các chủ rừng, ngày 28/1/2010, Ban QLRPH An Lão tiếp tục tổ chức cuộc họp tại UBND xã An Tân. Tại cuộc họp này, Ban QLRPH An Lão đưa ra bản kê khoản tiền những hộ dân có rừng được hưởng lợi. Vì bất bình, thay mặt nhóm hộ, ông Nguyễn Mạnh Hà ở thôn Tân An, xã An Tân ghi vào biên bản “Chúng tôi không đồng ý theo giá bán của Ban QLRPH An Lão vì so với giá thị trường chỉ bằng 1/3”.

Ông Nguyễn Thế Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển lâm nghiệp Bình Định, cho hay: “Việc tổ chức bán đấu giá rừng trồng của Ban QLRPH An Lão là không sai, thế nhưng trước khi tiến hành đấu giá buộc phải có sự đồng thuận 100% của các hộ chủ rừng về giá bán”.

Giá bán quá bèo

Tìm hiểu thêm tại hồ sơ đấu thầu 2 TK 48 và 34 thuộc xã An Hòa, chúng tôi được biết tại 2 TK này vừa được khai thác 51,41 ha rừng, khối lượng khai thác là 4.252,3 m3 gỗ, số tiền trúng thầu là hơn 1,1 tỷ đồng. Theo tính toán của ông Nguyễn Văn Tụ thì đơn giá mỗi khối gỗ được bên trúng thầu mua ở 2 TK rừng nói trên là hơn 300.000đ. Trong khi đó, theo ông Nguyễn An Điềm, Chủ tịch HĐQT TCty Sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định, đơn vị chuyên trồng rừng, thì giá gỗ rừng trồng 7 năm tuổi hiện đang có giá thị trường là 600.000-700.000đ/m3.

Ông Nguyễn Mạnh Hà và Bùi Văn Hưng ở thôn Tân An, xã An Tân cho biết thêm: “Diện tích thiết kế khai thác của nhóm hộ chúng tôi là 1,07 ha, khối lượng thiết kế khai thác là 92,5 m3 vậy mà chúng tôi chỉ được nhận có 35 triệu đồng. Trong khi đó, khi được hưởng lợi lớn từ rừng, chúng tôi đã đầu tư chăm sóc rất kỹ, sau 12 năm giờ cây đã thành gỗ. Do đó, dù Ban QLRPH An Lão đã cho đấu thầu nhưng chúng tôi nhất định không cho DN trúng thầu khai thác vì bán giá đó kể như là cho không".

Giá bán đã bèo là vậy, chuyện đấu thầu nghe càng bức xúc hơn. Ông Tô Văn Bảy ở thôn Vạn Xuân, xã An Hòa kể: “Có đến hơn 10 DN nộp hồ sơ tham gia đấu thầu 22 lô rừng ở 2 TK 48 và 34 thuộc xã An Hòa, thế nhưng không biết sao khi tổ chức đấu giá, toàn bộ DN rút hết, chỉ còn 2 DN hô giá nên giá trúng thầu so với giá sàn chẳng nhỉnh hơn là bao nhiêu”.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã An Tân, cho hay: "Ngày 28/9 vừa qua, chúng tôi nhận được quyết định của UBND huyện An Lão giao diện tích rừng của TK 21 cho UBND xã An Tân quản lý, lập kế hoạch giao cho hộ dân trồng lại rừng mới. Bây giờ còn một số diện tích mà chủ rừng không cho DN khai thác, nếu Ban QLRPH An Lão không giải quyết dứt điểm thì chúng tôi sẽ gặp vướng khi triển khai chủ trương của UBND huyện”.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm