| Hotline: 0983.970.780

Ông bà nhận cháu làm... con nuôi

Thứ Bảy 28/12/2019 , 07:05 (GMT+7)

Mỗi năm huyện miền núi Phước Sơn (Quảng Nam) có hàng chục cô gái lấy chồng chưa đủ tuổi, nhiều em đang cắp sách đến trường nhưng nghỉ học để làm mẹ.

Trong đó, có người kết hôn cận huyết thống để lại hậu quả nặng nề.
 

Làm mẹ khi còn học sinh

Trong căn nhà rộng khoảng 30 m2 làm bằng gỗ, lợp mái tôn Hồ Thị Hoa (17 tuổi) xã Phước Thành (huyện Phước Sơn, Quảng Nam) sống chung cùng bố mẹ và anh chị. Trong nhà không có tài sản gì đáng giá ngoài vài cái xoong nồi để nấu ăn và áo quần, chăn màn.

22-25-06_nh_1
Hồ Thị Hoa chuẩn bị bữa cơm cho gia đình.

Tầm trưa, Hoa vào bếp đốn củi đỏ lửa nấu một nồi cơm, nồi canh rau rừng và cá kho chuẩn bị bữa cơm cho người thân về ăn. Hoa kể, ba năm trước đang học lớp 8 thì yêu thương Hồ Văn Tiến (20 tuổi) cùng thôn. Cuộc tình chóng vánh khiến cô gái trẻ mang bầu. Khi được bốn tháng, Hoa đành nghỉ học, rời xa mái trường để bắt đầu làm dâu.

Hoa và Tiến được hai bên gia đình tổ chức đám cưới nên duyên vợ chồng. Tài sản của đôi vợ chồng trẻ không có bất cứ thứ gì giá trị, hai người không có công ăn việc làm. Cuộc sống qua ngày, Hoa trông chờ vào chồng đi làm nương rẫy và làm phu vàng.

Ở tuổi 14, Hoa không có kiến thức, kỹ năng chăm sóc con và cuộc sống nghèo khổ nên thiếu thốn thức ăn. Đứa con đầu lòng đôi vợ chồng trẻ sinh ra được ba tháng đã qua đời. Mỗi ngày trôi qua, Hoa lầm lũi trong căn nhà nhỏ, đến bữa nấu ăn thì đỏ lửa nấu nồi cơm, thức ăn chờ chồng và người thân trong gia đình về ăn.

Trong khi đó bạn bè Hoa đến trường học tập, vui chơi thỏa thích. “Em hối hận khì mình lấy chồng sớm. Em muốn được đi học lại nhưng không còn có hội nữa”, Hoa nói và cho rằng việc lấy chồng sớm là một sai lầm của bản thân. Hoa đã trót yêu quá sớm và không lường được việc hôn nhân trước tuổi đã để lại hậu quả rất lớn.

Theo Hoa, ở vùng cao này cha mẹ, anh chị và mọi người trong làng lấy chồng trước 18 tuổi theo quy định của pháp luật. Trai gái đang còn học sinh yêu nhau và nên duyên vợ chồng nhưng không ai ngăn cấm. “Em lấy chồng sớm là điều bình thường, cha mẹ không ai cấm hết”, Hoa chia sẻ và thông tin có một số bạn ở xã cũng đã lấy chồng sinh con như mình.

Tương tự, Hồ Văn Kiên, xã Phước Năng (30 tuổi) có vợ là Hồ Thị Tiên (23 tuổi) rơi vào cảnh bi đát khi kết hôn sớm cận huyết thống. Họ nên duyên vợ chồng sinh hai người con bị tàn tật. Năm 2012, khi Kiên 24 tuổi yêu Tiên mới 16 tuổi và có bầu. Nhà Kiên có cuộc sống nghèo khó nên đưa Tiên về sống chung không tổ chức lễ cưới. Hai người nhờ anh em lên rừng đốn cây, mua tôn làm được căn nhà rộng hơn 30 m2 ra ở riêng ở phía cuối làng.

Vợ chồng anh Hồ Văn Kiên có hai người con nhưng bị tật nguyền do kết hôn cận huyết thống.

Đứa con đầu lòng của vợ chồng trẻ ra đời bị bệnh bại não do quan hệ cùng huyết thống. Sau thời gian chung sống, đứa con thứ hai ra đời cũng bị tật nguyền. Người vợ trẻ nuôi hai người con nên không thể gánh vác công việc cùng chồng. Cuộc sống gia đình chỉ có Kiên lao động lo cho cả gia đình.

“Em và vợ có quan hệ huyết thống đời thứ 2 nên lấy nhau để lại hậu quả. Nguyên nhân của việc này là hai người thích nhau rồi có bầu mà không lường trước được hậu quả”, anh nói và cho rằng ai đang yêu và đã yêu cận huyết thống như mình thì hãy chấm dứt ngay không sẽ ảnh hướng đến con cái của mình.
 

Ông bà nhận cháu làm... con nuôi

Ông Hồ Văn Phức, Phó Chủ tịch xã Phước Thành cho biết, địa phương có 405 hộ dân tộc Giẻ Triêng sinh sống nhưng đứng đầu huyện về tỷ lệ hộ nghèo và tảo hôn. Trong năm 2018 toàn xã có đến 13 trường hợp tảo hôn, trong đó có 1 trường hợp kết hôn cận huyết thống.

“Trong năm thời điểm kỳ nghỉ hè và Tết Nguyên đán về thì học sinh ở nhà lấy chồng nhiều. Bởi thời điểm này trai gái gặp gỡ nảy sinh tình cảm”, ông Phức nói và cho biết nguyên nhân gần đây mạng xã hội phát triển, các em đều có điện thoại. Hàng ngày nói chuyện làm quen yêu đương sau đó đi chơi rồi quan hệ mang bầu buộc các em phải lấy chồng bỏ học giữa chừng.

Theo ông Chức chính quyền xã đau đầu về nạn tảo hôn xảy ra ở địa phương, những trường hợp này xã không làm giấy kết hôn. Tuy nhiên để lách luật, những đứa trẻ sinh ra được ông bà đứng ra làm giấy khai sinh với cách thức con nuôi. Lúc này đứa trẻ có giấy khai sinh và được cấp thẻ bảo hiểm cùng các chính sách khác.

“Khi bố mẹ đủ tuổi hôn nhân thì đăng ký kết hôn và làm hộ khẩu cho gia đình chuyển tên con vào nhưng thủ tục gặp nhiều rắc rối”, ông nói và cho rằng đã tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhưng nạn tảo hôn vẫn xảy ra ở địa phương.

22-25-06_nh_5
Kết hôn sớm, đông con cái khiến nhiều gia đình ở huyện Phước Sơn rơi vào cảnh đói nghèo.

Phó Chủ tịch huyện Phước Sơn, ông Hồ Quang Hương, cho rằng nhiều người xem việc cưới gã con cái là việc của gia đình họ. Chính quyền không nên can thiệp khiến việc đẩy lùi và ngăn chặn việc tảo hôn gặp rất nhiều khó khăn.

“Khi nhận thức của người dân được nâng lên, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống được giảm xuống. Tuy nhiên, để thay đổi nhận thức cho người dân, xóa bỏ những tập tục lạc hậu về vấn nạn tảo hôn trên địa bàn huyện không phải một sớm một chiều, cần phải có thời gian và sự đồng lòng, chung tay gắng sức của toàn xã hội”, ông Hương nói.

Trung tâm Dân số Kế hoạch hóa gia đình huyện Phước Sơn cho biết, năm năm trở lại đây, tỷ lệ tảo hôn trên địa bàn giảm xuống từ 27-28%. Cụ thể, năm 2015 toàn huyện có đến 143 trường hợp, trong đó có 3 trường hợp kết hôn cận huyết thống; 2016 có 64 trường hợp; năm 2017 có 48; năm 2018 giảm xuống còn 40; và 6 tháng đầu năm 2019 có 17 trường hợp.

Trung tâm này đánh giá, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống mang lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giống nòi, chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số. Chính bản thân các em khi kết hôn sớm, kết hôn cận huyết thống sẽ là nạn nhân của thất học, không có việc làm, nghèo đói và bệnh tật. Đa số đồng bào ở đây nhận thức còn nhiều hạn chế.

Một cặp vợ chồng trẻ ở xã Phước Thành có đến bốn người con.

“Ngoài ra công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức, pháp luật tới người dân ở nhiều địa phương còn yếu kém; phong tục tập quán lạc hậu ăn sâu, bám rễ lâu đời trong đời sống của bà con; sự quản lý lỏng lẻo từ phía gia đình, nhà trường. Việc bùng nổ công nghệ thông tin ảnh hưởng từ các phim, ảnh… là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên”, đại diện lãnh đạo Trung tâm Dân số Kế hoạch hóa gia đình huyện Phước Sơn chia sẻ.

(Kiến thức gia đình số 52)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm