| Hotline: 0983.970.780

Ông Tập học được bài gì từ cuộc khủng hoảng Ukraine?

Thứ Tư 16/02/2022 , 10:38 (GMT+7)

Chuyên gia phân tích cấp cao của Quỹ Marshall (Đức) cho biết, ông Tập Cận Bình đã theo sát những diễn biến ở Ukraine để có được cái nhìn sâu sắc...

Đội tàu của Hải quân Trung Quốc tuần tiễu trên biển Hoa Nam. Ảnh: AP

Đội tàu của Hải quân Trung Quốc tuần tiễu trên biển Hoa Nam. Ảnh: AP

Trong một bài viết trên tờ Nikkei, thành viên cấp cao tại Tổ chức tư vấn của Quỹ Marshall, ông Minxin Pei, mô tả cuộc khủng hoảng Ukraine đã mang lại nhiều bài học cho ông Tập.

Theo đó những kinh nghiệm này sẽ giúp đánh bại các lệnh trừng phạt cũng như phá vỡ liên minh do Mỹ chủ xị chống lại Trung Quốc, đồng thời đưa Nga tiến gần hơn vào quỹ đạo chiến lược của Bắc Kinh. Và đặc biệt là một số bài học quan trọng từ cuộc khủng hoảng Ukraine có thể mang lại lợi thế cho Bắc Kinh có thể tiếp quản thành công hòn đảo Đài Loan trong những năm tới.

Ngoài ra ông Pei cũng cho rằng, ông Tập Cận Bình đang nghiên cứu rất sâu về những điều có thể khiến Mỹ lùi bước trong việc hậu thuẫn Ukraine, và điều này có thể dẫn đến việc Trung Quốc tăng cường gấp đôi nỗ lực tăng cường hỏa lực nhằm ngăn cản Mỹ bảo vệ Đài Loan.

Bài phân tích cũng cho hay, nhà lãnh đạo Trung Quốc đang theo dõi xem Nga sẽ đối phó với các lệnh trừng phạt kinh tế như thế nào để có thể đi đến quyết sách sẽ cần bảo vệ quyền tiếp cận công nghệ quan trọng của mình tốt hơn những gì mà Nga sở hữu.

Ông Tập cũng đang quan sát cách mà người đồng cấp Vladimir Putin khuấy đảo, gây mất đoàn kết giữa các nước trong khối NATO và sẽ muốn lặp lại những chiến thuật này nhằm cố gắng làm suy yếu các liên minh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đây cũng sẽ là cách mà Bắc Kinh tiếp cận nhằm răn đe các cường quốc khác bắt tay với Mỹ để bảo vệ Đài Loan.

Theo chuyên gia Minxin Pei, giống như Tổng thống Nga Vladirmir Putin, ông Tập muốn thu phục eo biển Đài Loan mà không cần tới một cuộc tấn công tổng lực, quy mô toàn diện và ông sẽ cố gắng duy trì sự linh hoạt để đạt được mục tiêu này.

Trong một diễn biến liên quan, một số nhà phân tích lại có quan điểm cho rằng, Mỹ nên ưu tiên đến vấn đề Đài Loan hơn là Ukraine bởi “Trung Quốc có thể đe dọa Đài Loan khi Mỹ đối phó với tình hình ở châu Âu”.

Cảnh báo trên tờ Wall Street Journal, các cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Chiến lược và Phát triển lực lượng, Elbridge Colby và Oriana Skylar Mastro, hai thành viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli thuộc Đại học Stanford, cho rằng: “Trung Quốc đang gây ra mối đe dọa ngày càng tăng đối với Đài Loan” và khả năng tấn công của Quân Giải phóng Nhân dân đang ngày càng lộ rõ. Việc phủ nhận khả năng thống trị châu Á của Trung Quốc quan trọng hơn bất cứ điều gì xảy ra ở châu Âu”, bài viết cho hay.

Các chuyên gia phân tích cho rằng, Washington nên bảo vệ Đài Loan để duy trì sự tin cậy trong các nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Bởi vì Đài Loan là một phần của chuỗi đảo thứ nhất, nếu rơi vào tay Trung Quốc, Mỹ sẽ không thể dễ dàng bảo vệ các đồng minh quan trọng như Nhật Bản và Philippines, đồng thời Trung Quốc sẽ có thể đe dọa bằng sức mạnh quân sự tới gần Mỹ.

Hai chuyên gia Colby và Mastro lưu ý rằng, Đài Loan nắm giữ một “vị thế kinh tế” quan trọng, thể hiện qua việc là đối tác thương mại lớn thứ chín của Mỹ và gần như độc quyền về công nghệ bán dẫn tiên tiến. Đồng thời hai vị này cho rằng, Mỹ không thể bảo vệ Đài Loan khỏi Trung Quốc nếu họ bận tâm đến những nơi khác bởi "Đài Loan quan trọng hơn Ukraine".

(CNA; TWN)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm