| Hotline: 0983.970.780

PGS phát huy hiệu quả bền vững ở vựa rau Mê Linh

Thứ Năm 03/06/2021 , 08:24 (GMT+7)

Mô hình PGS được Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Nội triển khai ngày càng phát huy hiệu quả bền vững với các vùng sản xuất rau an toàn Thủ đô.

Sản phẩm rau an toàn của Hà Nội nói chung và huyện Mê Linh nói riêng ngày càng khẳng định thương hiệu và chất lượng. Ảnh: MT.

Sản phẩm rau an toàn của Hà Nội nói chung và huyện Mê Linh nói riêng ngày càng khẳng định thương hiệu và chất lượng. Ảnh: MT.

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Nội, hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS (Participatory Guarantee system) là hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ. Hệ thống này chứng thực cho người sản xuất dựa trên sự tham gia tích cực của các bên liên quan gồm: Người tiêu dùng, doanh nghiệp phân phối, cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng quan tâm khác.

Quá trình sản xuất và thu hoạch thường xuyên được giám sát, điều tra đảm bảo phát hiện, khắc phục những sai phạm nhỏ và loại bỏ ngay lập tức các nhóm sản xuất, các sản phẩm mắc sai phạm nghiêm trọng.

Ông Bùi Mạnh Tiến, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Mê Linh cho biết, hiện trên địa bàn Mê Linh, vụ xuân năm 2021 có 1.000ha sản xuất rau, gồm các chủng loại rau: Dưa chuột, đậu đỗ, mướp, cải xanh, cải ngọt và các loại rau ăn lá khác,… được tập trung ở các xã Tráng Việt, Tiền Phong, Văn Khê, Kim Hoa, Đại Thịnh, tiến Thắng.

Trong thời gian qua, thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Mê Linh đã triển khai 4 mô hình kiểm tra cộng đồng (PGS) trong sản xuất rau an toàn tại các xã Tiền Phong, Tráng Việt, Tiến Thắng, Kim Hoa.

Trạm cũng tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật như mô hình ngâm nước hạn chế sâu bệnh trong đất, sử dụng bẫy dính trong phòng trừ ruồi vàng đục quả, sử dụng màng phủ Passlite, sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất rau,… những mô hình kỹ thuật đều được nông dân đón nhận, làm giảm số lần sử dụng thuốc BVTV, sản phẩm đảm bảo an toàn chất lượng.

Các mô hình chuyển giao đã được nông dân áp dụng và nhân rộng trên toàn địa bàn huyện. Ngoài ra còn tổ chức tập huấn các lớp dài hạn, ngắn về quy trình sản xuất rau an toàn, cấp phát 5.000 hướng dẫn sản xuất rau an toàn, sổ ghi chép nhật ký sử dụng thuốc BVTV.

Đối với vùng sản xuất rau an toàn HTX Đông Cao (xã Tráng Việt), tổng diện tích 200ha, trong đó chủ yếu sản xuất các rau củ cải, rau cải ngọt, cải đông dư, dưa chuột, đậu đỗ,…

Nhờ áp dụng PGS, các vùng rau của Mê Linh, Hà Nội ngày càng phát triển theo hướng bền vững. Ảnh: MT.

Nhờ áp dụng PGS, các vùng rau của Mê Linh, Hà Nội ngày càng phát triển theo hướng bền vững. Ảnh: MT.

Vùng rau được thành lập 5 nhóm nông dân để quản lý. Mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng phụ trách và 1 trưởng liên nhóm phụ trách chung. Trong đó, trưởng liên nhóm sẽ tổng hợp, thu thập những ý kiến, khó khăn, vướng mắc của các nhóm trưởng thông báo cho ban kiểm soát.

Phối hợp cùng ban kiểm soát  kiểm tra, kiểm soát định kỳ hoặc đột xuất các hoạt động sản xuất, chăm sóc cây rau của các nhóm theo đúng quy định về an toàn thực phẩm đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng, kiểm tra nhật ký sản xuất.

Trưởng nhóm có nhiệm vụ quản lý chung hoạt động của nhóm, xây dựng nội quy, quy chế hoạt động nhóm, xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm như kế hoạch sản xuất, tiêu thụ. Tìm kiếm khách hàng để tiêu thụ sản phẩm trong nhóm.

Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát định kỳ hoặc đột xuất các hoạt động sản xuất, chăm sóc cây rau của các thành viên trong nhóm theo đúng quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng, kiểm tra nhật ký sản xuất đồng ruộng.

Đại diện người tiêu dùng và người kinh doanh tham gia ban kiểm soát để kiểm tra hoạt động sản xuất trong nhóm cà có quyền yêu cầu được xem sổ sách ghi chép và kiểm tra mọi thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất của nhóm, để đảm bảo sản phẩm an toàn thực phẩm theo quy định.

Ngoài ra, nông dân trong vùng rau còn được tổ chức tập huấn tuyên truyền, thực hiện các tiến bộ khoa học để áp dụng trên đồng ruộng, sản phẩm đưa ra thị thị trường được gắn tem nhận diện, truy xuất nguồn gốc.

Ông Đàm Văn Đua, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Đông Cao cho biết, từ khi chuyển sang quản lí giám sát theo mô hình PGS, HTX Đông Cao hoạt động ngày một hiệu quả theo hướng bền vững, đặc biệt khâu giám sát chéo nâng cao ý thức tự giác và trách nhiệm của 173 xã viên ngày một nâng lên. Nhớ đó, chất lượng sản phẩm rau an toàn của HTX Đông Cao luôn đảm bảo, hiện có tới 60 thương lái đồng thời là thành viên của HTX đã nhận ký hợp đồng bao tiêu gần như toàn bộ sản phẩm cho các xã viên trong HTX.

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Đưa giống sắn mới HL-RS15 vào canh tác tại Tây Nguyên

Hội thảo giới thiệu giống sắn mới HL-RS15 và quy trình, kỹ thuật canh tác vừa được tổ chức tại vựa sắn huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai).

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.