| Hotline: 0983.970.780

Phải tiếp tục sản xuất, kinh doanh an toàn trong môi trường có dịch Covid-19

Thứ Sáu 01/10/2021 , 06:18 (GMT+7)

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan, lãnh đạo TP.HCM xem phòng chống dịch và phục hồi kinh tế là '2 mặt trận' của cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Chỉ thị 18 thực hiện cùng lúc "2 mặt trận"

Trong Chương trình livestream "Dân hỏi - Thành phố trả lời" tối 30/9, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đã giải đáp trực tiếp những thắc mắc của người dân trước bối cảnh TP.HCM bắt đầu "nới lỏng" một số biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Trước đó, UBND TP.HCM đã tổ chức họp báo công bố những nội dung chính trong Chỉ thị mới về việc tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch, từng bước phục hồi phát triển kinh tế xã hội theo phương châm "an toàn đến đâu mở cửa đến đó", "mở cửa thì phải an toàn".

Trước những băn khoăn của người dân về việc TP.HCM sẽ mở hay hé, hay mở ra rồi đóng liền, mở đến chừng nào, TP có kế hoạch nào để mở cửa lâu dài hay không?... Ông Võ Văn Hoan cho biết, để không dẫn đến tình trạng nới lỏng rồi lại phải đóng cửa trở lại, làm sao để từng "bước đi" của các hoạt động trong đời sống kinh tế của TP.HCM chặt chẽ, vững chắc, đòi hỏi TP phải có những cách tổ chức lại công việc cần triển khai thực hiện.

Hiện tại, TP đang đứng trước sự lựa chọn là phòng chống dịch và phục hồi phát triển kinh tế. Lãnh đạo TP xem phòng chống dịch và phục hồi kinh tế là hai mặt trận của cuộc chiến chống dịch Covid-19. Một mặt trận là bảo vệ sức khỏe của người dân, một mặt trận khác là chúng ta phải bảo vệ sức khỏe của nền kinh tế. Hai mặt trận này rất quan trọng và hỗ trợ tương tác lẫn nhau. 

Kinh tế có phát triển, tạo ra việc làm thì người dân có thu nhập, từ đó tạo ra nguồn lực để TP chống dịch tốt. Chống dịch có hiệu quả, kiểm soát được dịch bệnh, không để ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, giảm bớt F0, giảm tử vong sẽ góp phần tạo ra nguồn lực tác động tích cực cho sự phát triển kinh tế", ông Hoan nhận định.

Để làm được điều đó, ông Hoan cho biết, TP phải thực hiện một Chỉ thị mới để thể hiện được hai nhiệm vụ vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. "Vì vậy, Chỉ thị 18 của TP.HCM ban hành để vừa chống dịch hiệu quả, linh hoạt, đồng thời giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tế", ông Hoan nói.

Theo ông Hoan, TP sẽ phải sống thích ứng an toàn trong môi trường có dịch, F0 Covid luôn luôn tồn tại trong cuộc sống, nhưng TP vẫn phải tiếp tục sản xuất kinh doanh, lao động, học tập. 

Bên cạnh đó, ông Hoan cho rằng, người dân là chủ thể của phòng chống dịch. Nếu không có sự góp sức của người dân, TP khó chống dịch thành công.

Vai trò của các thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đều được đề cao. Doanh nghiệp nếu được sản xuất phải đảm bảo được các điều kiện an toàn và phải chịu trách nhiệm chính trong phòng dịch của đơn vị. Thành phố có nhiều cách hỗ trợ cho doanh nghiệp, tuy nhiên, bản thân doanh nghiệp phải cùng cộng đồng có trách nhiệm, bảo vệ thành trì của mình, nhà nước sẽ hỗ trợ phần việc của mình..

Về nỗi lo lắng TP áp dụng giãn cách xã hội trở lại, ông Hoan cho rằng, TP sẽ bằng mọi cách không để tình trạng đó xảy ra. “Quan điểm của TP cố gắng mở cửa từng bước, an toàn mới nới lỏng, nới lỏng đến đâu, an toàn đến đó. Không thể phòng chống dịch đi trước, sản xuất kinh tế đi sau mà phải đi đồng thời hai hoạt động”, ông Hoan nói thêm.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan. Ảnh: TTBC.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan. Ảnh: TTBC.

Người dân nên ở lại vì TP đã nới giãn cách, có việc làm

Về vấn đề người dân mong muốn được rời TP.HCM, về quê vì không thể tiếp tục cầm cự, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết, sau nới lỏng giãn cách, mong muốn về quê là tâm trạng phổ biến của những người xa nhà thời gian dài. "Lãnh đạo TP chia sẻ với người dân. Nói không cho về không được, nhưng phải suy nghĩ, cân nhắc kỹ lưỡng”, ông Hoan nói.

Tuy nhiên, ông Hoan cho rằng, người dân cũng phải suy nghĩ tới các nguy cơ khi tự về quê, thứ nhất, người về có nguy cơ gây ra dịch bệnh tại địa phương và có thể gây quá tải hệ thống y tế địa phương, nếu nhiễm bệnh thì việc điều trị cũng khó khăn.

"Trong thời điểm này, TP khuyến khích người dân ở lại vì cần người lao động. TP đã nới lỏng giãn cách để tổ chức sản xuất, kinh doanh, là điều kiện để người dân có việc làm, thu nhập. Đặc biệt, ráng ở lại làm thêm tới Tết rồi về thì sẽ thuận lợi hơn", ông Hoan nói.

Tuy nhiên, ông Hoan cho biết, có những trường hợp cần kiến nghị. Ví dụ, người già (lên thăm con), phụ nữ mang thai, trẻ em đến TP.HCM nghỉ hè cần phải về đi học. "Nếu phải về, TP và các tỉnh sẽ phối hợp đưa người dân về. Còn người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, F0 khỏi bệnh, người tiêm đủ liều vacxin, TP sẽ kiến nghị để Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho người dân về quê", ông Hoan cho hay.

Đối với những trường hợp nếu thật sự bức bách có thể xem xét giải quyết từng trường hợp để phối hợp cùng các địa phương xử lý ngay. Còn các trường hợp khác sẽ phải đăng ký, tổng hợp danh sách, phối hợp để cách ly, xem xét năng lực chịu đựng của địa phương và đưa người dân về.

Ông Hoan cho biết, thời gian qua, TP.HCM đã tổ chức đưa gần 35.000 trường hợp về các tỉnh, thành miền Trung, miền Đông Nam Bộ, miền Tây bằng máy bay, tàu lửa…

”Quan trọng là các hội đồng hương, hội doanh nghiệp, hội đoàn quy tụ được, phối hợp với các địa phương với nhau thì rất dễ”, ông Hoan nói.

Bên cạnh đó, lực lượng lao động TP đã về tỉnh, thành khác thì các doanh nghiệp TP sẽ thông tin để người lao động biết. Trên nền tảng đó, doanh nghiệp cùng chính quyền TP sẽ tổ chức xe đưa đón. Phương thức là doanh nghiệp tập hợp lực lượng, xác định địa điểm thì TP sẽ cùng doanh nghiệp đưa xe xuống đón lên theo từng doanh nghiệp. Ngoài ra, TP đang tổ chức xe buýt liên tỉnh để đưa đón người dân về TP.HCM.

Ông Hoan cũng cho biết, Thủ tướng ra công điện yêu cầu người dân tại 4 địa phương TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An là khu vực tâm điểm của dịch ở phía Nam không ra khỏi địa bàn. Bên cạnh đó, 4 tỉnh còn là trung tâm sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh của TP cũng liên kết, phối hợp chặt chẽ với các tỉnh khác.

TP.HCM sẽ phối hợp với các địa phương này để tạo hình thành lên sự thống nhất, tạo điều kiện cho người lao động đi làm việc bình thường trên cơ sở đã tiêm vacxin và đăng ký đi đường (app VNEID). Chính sách này được áp dụng cho những người lao động đi bằng xe 2 bánh. Ngoài ra, TP sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất đối với các xe đưa đón công nhân, chuyên gia.

Ông Hoan cũng cho biết, Thủ tướng ra công điện yêu cầu người dân tại 4 địa phương TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An là khu vực tâm điểm của dịch ở phía Nam không ra khỏi địa bàn. Bên cạnh đó, 4 tỉnh còn là trung tâm sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh của TP cũng liên kết, phối hợp chặt chẽ với các tỉnh khác.

TP.HCM sẽ phối hợp với các địa phương này để tạo hình thành lên sự thống nhất, tạo điều kiện cho người lao động đi làm việc bình thường trên cơ sở đã tiêm vacxin và đăng ký đi đường (app VNEID). Chính sách này được áp dụng cho những người lao động đi bằng xe 2 bánh. Ngoài ra, TP sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất đối với các xe đưa đón công nhân, chuyên gia.

Xem thêm
Thời của tôm sú?

Theo số liệu của Liên minh Thủy sản Toàn cầu (GSA), Trung Quốc, Việt Nam là hai quốc gia sản xuất tôm sú lớn nhất thế giới, với sản lượng mỗi nước khoảng 150.000 tấn.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.