| Hotline: 0983.970.780

Phát hành trên 700.000 tín chỉ các bon theo Tiêu chuẩn Vàng

Thứ Năm 14/05/2020 , 09:23 (GMT+7)

Tháng 4/2020, Dự án Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam pha 3 đã phát hành thêm 709.192 tín chỉ các bon theo cơ chế Tiêu chuẩn Vàng tự nguyện (GS-VER).

Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2016-2020 (Pha 3) đã phát hành thêm 709.192 tín chỉ các bon theo cơ chế Tiêu chuẩn Vàng tự nguyện (GS-VER) cho giai đoạn giám sát thứ tư của Dự án. Ảnh: DA.

Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2016-2020 (Pha 3) đã phát hành thêm 709.192 tín chỉ các bon theo cơ chế Tiêu chuẩn Vàng tự nguyện (GS-VER) cho giai đoạn giám sát thứ tư của Dự án. Ảnh: DA.

Kể từ khi được Tổ chức Tiêu chuẩn Vàng (Gold Standard - GS) công nhận là Dự án giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2012 cho kỳ tín chỉ đầu tiên với 5 đợt điều tra giám sát, nhằm xác định giảm lượng phát thải của mỗi công trình khí sinh học quy mô nông hộ, Dự án phải thực hiện điều tra giám sát các bon cho từng đợt phát hành tín chỉ các bon với chu kỳ 18 tháng 1 lần cho một đợt giám sát.

Theo Cục Chăn nuôi, Dự án đã thực hiện thành công 3 đợt điều tra giám sát các bon tương đương với việc Dự án đã nhận được 3 đợt phát hành tín chỉ với tổng số hơn 2,3 triệu tín chỉ các bon do Tổ chức GS phát hành và số tín chỉ này đã và đang được Dự án bán ra thị trường thế giới theo cơ chế tự nguyện.

Đây là lần thứ 4, Dự án phát hành thành công thêm 709.192 tín chỉ các bon. Việc phát hành lần này đã đóng góp giảm 709.192 tấn khí thải CO2 quy đổi đã được Tổ chức Tiêu chuẩn Vàng xác nhận và chứng nhận độc lập trong giai đoạn giám sát thứ tư.

Như vậy, cùng với hơn 2,3 triệu tín chỉ GS-VER đã được cấp cho 3 giai đoạn giám sát trước đó, có thể nói Dự án đã giảm tổng lượng khí thải khí nhà kính của Việt Nam lên trên 3 triệu tấn CO2 theo Tiêu chuẩn Vàng trở thành một trong những Dự án có khối lượng tín chỉ GS-VER cao nhất trên thị trường thế giới.

Hoạt động thành công của Dự án trên thị trường các bon tự nguyện đã đưa Dự án  thành một Dự án quan trọng của thị trường carbon toàn cầu, trong khi tổng số tín chỉ phát hành chiếm 2,6% tổng số tín chỉ GS-VER phát hành toàn cầu kể từ khi khởi công Dự án vào năm 2003.

Số tín chỉ các bon đã được chứng nhận từ Dự án trong năm 2018 và 2019 tương ứng là  lượt 5,5% và 3,9% lượng phát hành tín chỉ vàng tự nguyện toàn cầu trong hai năm này.

Tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2018, tổng cộng trên 2,3 triệu tín chỉ vàng tự nguyện đã được ban hành trong khuôn khổ Dự án chiếm 70% tổng số loại tín chỉ này được phát hành trên toàn cầu. Tỷ lệ này tăng lên 75% đạt được trong i đợt phát hành tín chỉ lần thứ tư.

Dự án Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam không những đem lại những tác động quan trọng trong việc giảm biến đổi khí hậu mà còn giúp các vùng nông thôn tiếp cận nguồn năng lượng sạch trong chăn nuôi.

Hơn nữa, Chương trình này không chỉ giảm thiểu phát thải thải hơn nửa triệu tấn CO2 vào bầu khí quyển mỗi năm mà còn tạo ra việc làm, thu nhập tại địa phương, cải thiện chất lượng không khí trong nhà cho hàng ngàn hộ dân nông thôn, giảm nạn phá rừng và cung cấp phân bón hữu cơ cho cây trồng, cho nuôi trồng thủy sản, côn trùng.

Người dân đang được hưởng lợi từ Dự án chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Ảnh: DA.

Người dân đang được hưởng lợi từ Dự án chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Ảnh: DA.

Với hơn 17 năm hình thành và phát triển, Dự án chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam do Bộ NN-PTNT là cơ quan chủ quản và Cục Chăn nuôi là chủ Dự án gắn với nguồn viện trợ từ Chính phủ Vương quốc Hà Lan, hỗ trợ kỹ thuật từ Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) tại Việt Nam đã và đang lắp đặt khoảng hơn 170.000 công trình khí sinh học ở 55 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Dự án cũng hợp tác với Tổ chức Phát triển các bon Nexus để chứng nhận, quản lý, phát hành và bán tín chỉ các bon, đem lại nguồn thu đóng góp một tỉ trọng lớn cho tổng kinh phí thực hiện các hoạt động của Dự án Pha 3 giai đoạn 2016-2020.

Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi chia sẻ, sau 17 năm hoạt động liên tục của Dự án Chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam đã đóng góp to lớn về mặt kinh tế thông qua hoạt động thương mại tín chỉ các bon của Dự án đã thu về trên 70 tỷ đồng, tái đầu tư cho các hoạt động của Dự án. Đây cũng là dự án ODA duy nhất ở Việt Nam sau đầu tư có nguồn doanh tự bổ sung cho hoạt động của dự án.

Về xã hội, thông qua hỗ trợ người nông dân xây dựng công trình khí sinh học quy mô nông hộ để xử lý chất thải chăn nuôi, tạo năng lượng sạch cho nhu cầu sử dụng trong hộ gia đình và tạo việc làm, thu nhập cho nông dân, doanh nghiệp liên quan đến khí sinh học.

Về môi trường, thông qua việc giảm thiểu phát thải trên 3 triệu tấn các bon quy đổi, Dự án đã góp phần quan trọng cho mục tiêu bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ NN-PTNT mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế trong Đóng góp quốc gia tự quyết định.

Xem thêm
Biên Hòa phát hiện, xử lý các lò mổ lậu

Đồng Nai Lực lượng liên ngành thành phố Biên Hòa đang tăng cường kiểm tra, xử lý các điểm giết mổ không phép trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn cuối năm.

Cay đắng vì mua nhầm giống cúc mâm xôi lạ, chậm trổ bông

Bến Tre Hiện tượng cúc mâm xôi chậm phân cành, chậm phân hóa mầm hoa xảy ra với 70 hộ, số lượng khoảng 149.000 chậu, chiếm khoảng 10% tổng lượng cúc mâm xôi của huyện Chợ Lách.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.