| Hotline: 0983.970.780

Phát triển cây ăn quả thích ứng hạn mặn và cạnh tranh thị trường

Thứ Sáu 06/11/2020 , 17:13 (GMT+7)

Áp dụng đồng bộ kỹ thuật canh tác để bảo vệ vườn cây trước thời tiết bất lợi và liên kết sản xuất, tiêu thụ trái cây gắn với truy xuất nguồn gốc vùng ĐBSCL.

Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: 'Giải pháp phòng chống hạn, mặn và liên kết sản xuất, tiêu thụ trái cây gắn với truy xuất nguồn gốc vùng ĐBSCL'. Ảnh: Trung Chánh.

Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: “Giải pháp phòng chống hạn, mặn và liên kết sản xuất, tiêu thụ trái cây gắn với truy xuất nguồn gốc vùng ĐBSCL”. Ảnh: Trung Chánh.

Đó là chủ Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp “Giải pháp phòng chống hạn, mặn và liên kết sản xuất, tiêu thụ trái cây gắn với truy xuất nguồn gốc vùng ĐBSCL”, do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Hậu Giang tổ chức tại TP Vị Thanh sáng 6/11.

Diễn đàn này sẽ là nơi để các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sản xuất, doanh nghiệp cùng thảo luận để đưa ra các giải pháp phòng, chống hạn, mặn và liên kết sản xuất, tiêu thụ trái cây gắn với truy xuất nguồn gốc, có biện pháp tháo gỡ những khó khăn khăn, nút thắt trong việc phát triển cây ăn trái vùng ĐBSCL.

Theo bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang, toàn tỉnh có gần 42 ngàn ha cây ăn quả, trong đó có khoảng 15% diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, diện tích còn lại sản xuất theo hướng an toàn. Tuy nhiên, bà con nông dân vẫn còn sản xuất “chạy theo phong trào”, dẫn đến tình trạng “trồng, chặt”, đầu ra còn khó khăn do thiếu sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ.

Hơn nữa, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn thời gian qua cũng gây rất nhiều khó cho nhà vườn, thậm chí là thiệt hại nặng do mất mùa, chết cây. Cụ thể, mùa khô 2015-2016, đã có 11/13 tỉnh, thành ĐBSCL bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hạn mặn, trong đó 5 tỉnh phải công bố tình trạng khẩn cấp do thiên tai.  

Mùa khô 2019-2020, toàn vùng ĐBSCL đã có trên 21 ngàn ha cây ăn quả bị ảnh hưởng do hạn mặn, hàng trăm ngàn hộ dân thiếu nước ngọt sinh hoạt. Và mùa khô 2020-2021 được dự báo tiếp tục diễn biến phúc tạp, hạn, mặn sẽ diễn ra sớm và gây gắt hơn, nông dân sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Trong khuôn khổ diễn đàn, Sở NN-PTNT Hậu Giang đã tổ chức trao giải 'Hội thi trái ngon, an toàn thực phẩm năm 2020' cho các nhà vườn đoạt giải.  PGS.TS Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia trao giấy khen cho các nhà vườn đạt giải 'Hội thi trái ngon, an toàn thực phẩm năm 2020'. Ảnh: Trung Chánh.

Trong khuôn khổ diễn đàn, Sở NN-PTNT Hậu Giang đã tổ chức trao giải “Hội thi trái ngon, an toàn thực phẩm năm 2020” cho các nhà vườn đoạt giải.  PGS.TS Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia trao giấy khen cho các nhà vườn đạt giải “Hội thi trái ngon, an toàn thực phẩm năm 2020”. Ảnh: Trung Chánh.

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miềm Nam, mùa mưa năm nay được đánh giá là nhỏ (thấp 10-15% so với hàng năm), lượng  dòng chảy về ĐBSCL ít, nguy cơ xâm nhập mặn mùa khô 2020-2021 sẽ cao. Dự báo tình hình khô hạn, xâm nhập  mặn cao sẽ xảy ra từ giữa tháng 2, đầu tháng 3 và kéo dài đến khoảng tháng 5/2021.

Vì vậy, cần có đề xuất giải pháp trữ nước cho vườn cây ăn trái nhằm phòng chống hạn, mặn hiệu quả. Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện các công trình thủy lợi tích nước, cấp nước tạo nguồn. Còn nhà vườn cần chủ động tích nước trong mương, đào ao và các dụng cụ khác. Cần phải tính toán đủ lượng nước tưới cho vườn cây trong khoảng 4 tháng khô hạn.

Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Lê Văn Thiệt, cho rằng: Để phát triển sản xuất cây ăn quả hiệu quả cần làm tốt 3 nhiệm vụ, đó là: công tác bảo vệ cây trồng, mở cửa thị trường và cấp mã vùng trồng. Hiện nay, đối với cậy ăn quả chúng ta còn dư địa rất lớn.

Cụ thể, tổng giá trị thị trường quả thế giới năm 2018 là 680 tỷ USD, trong đó xuất khẩu quả tươi chiếm 270 tỷ. Xuất khẩu rau, quả của Việt Nam năm 2018 chỉ chiếm 1,4% tổng nhập khẩu của thế giới. Dự báo thị trường đang không ngừng tăng lên và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch thương mại nông sản.

Khi vườn cây đã bị nhiễm nặm, cần thực hiện các giải pháp để phục hồi, gồm 5 bước: Rửa nặn cho đất bằng nước, bón vôi. Phục hồi bộ rễ và bộ lá. Hỗ trợ lá phát triển. Hỗ trợ bộ rễ và hoàn thiệt bộ lá. Hấp thu dinh dưỡng. Toàn bộ quy trình này đối với vườn sầu riêng mất khoảng 60-70 ngày. TS Võ Hữu Thoại, Phó viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam.

Chúng ta đã gia nhập WTO, nên thị trường khá rộng mở nhưng muốn xuất trái cây thì phải đảm bảo 2 tiêu chuẩn: Chứng nhận về kiểm dịch thực vật và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Ngoài ra, tùy theo quy định từng thị trường (nước nhập khẩu) còn có một số quy định riêng, nhất là thị trường khó tính. Nhà vườn muốn được cấp mã số vùng trồng thì diện tích sản xuất tối thiểu là 10 ha, được định vị bằng bản đồ điện tử, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến…

TS Võ Hữu Thoại, Phó viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, để phát triển nghề vườn thì chọn tạo giống là công tác chiến lược, lâu dài, nhất là phát triển các dòng giống lai mới, có những đặc tính ưu việt hơn bố mẹ.

Giải pháp ứng phó và khôi phục vườn cây khi hạn mặn xảy ra, tùy vào từng nhóm cây, có khả năng chịu mặn khác nhau. Tuy nhiên, nếu vườn cây đang đâm tược non hoặc đang ra bông, mang trái mà mặn xâm nhập thì rất dễ bị thiệt hại. Biện pháp canh tác, cần tạo mương vườn lớn hơn để trữ nước, không xử lý cho cây ra hoa, ra trái vào mùa khô hạn, kết thúc mùa vụ sớm trước khi hạn, mặn xâm nhập, sử dụng một số loài cây gốc ghép có khả năng chịu mặn.

"Nhà vườn muốn sản xuất và xuất khẩu nông sản thành công, cần đảm bảo 4 chữ: Ngon - Lành - Rẻ - Nhiều. Ngon – chất lượng, phù hợp thị hiếu. Lành – an toàn cho người tiêu dùng. Rẻ - phải hạ giá thành sản xuất, hạ giá bán. Nhiều – có diện tích, sản lượng lớn, đủ đáp ứng đơn hàng xuất khẩu", TS Nguyễn Bảo Vệ, Nguyên Trưởng khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ chia sẻ.

PGS.TS Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu khai mạc diễn đàn. Ảnh: Trung Chánh.

PGS.TS Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu khai mạc diễn đàn. Ảnh: Trung Chánh.

Cả nước hiện có trên 1 triệu ha cây ăn quả, trong đó riêng ĐBSCL khoảng 261 ngàn ha. Sản lượng của khu vực ĐBSCL khoảng gần 3,5 triệu tấn, gồm: xoài, nhãn, chuối, bưởi, cam, sầu riêng, thanh long, khóm, chôm chôm...

Về xuất khẩu rau quả, hiện Việt Nam đang xuất đi 85 quốc gia và vùng lãnh thổ và trở thành cường quốc về xuất khẩu rau quả (năm 2018 đứng thứ 7 thế giới với kim ngạch xuất khẩu 3,8 tỷ USD). Năm 2019, cả nước xuất khẩu rau quả đạt trên 3,7 tỷ USD, xuất siêu gần 2 tỷ USD.

Hiện sản xuất cây ăn quả khu vực ĐBSCL đang có một vị trí rất quan trọng trong nền nông nghiệp nước nhà về sản lượng và giá trị. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan xảy ra với mật độ thường xuyên, hạn hán, xâm nhập mặn những năm gần đây gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất cây ăn quả trong vùng.

Hơn nữa, diện tích cây ăn quả trồng còn phân tán, nhỏ lẻ, gây khó khăn cho đầu tư cơ sở hạ tầng, tổ chức sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Phát triển diện tích, tiêu thụ trái cây gắn với truy xuất nguồn gốc vùng ĐBSCL còn nhiều hạn chế.

(PGS.TS Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

ThS Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, troa đổi với bà con nông dân về những nguyên nhân chính gây thiệt hại vườn cây ăn trái do hạn, mặn và cách khắc phục. Ảnh: Trung Chánh.

ThS Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, troa đổi với bà con nông dân về những nguyên nhân chính gây thiệt hại vườn cây ăn trái do hạn, mặn và cách khắc phục. Ảnh: Trung Chánh.

Nhằm giúp nông dân hiểu và có giải pháp bảo vệ vườn cây trước diễn biến của hạn, mặn, ThS Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, đã chỉ ra những nguyên nhân chính gây thiệt hại.

- Khô hạn kéo dài, thiếu nước ngọt để tưới, không thể vận chuyển nước ngọt từ xa về, đất không đủ ẩm, bị xì phèn, nước nhiễm phèn.

- Nước mặn xâm nhập, rò rỉ, thẩm thấu qua bờ bao vào mương vườn.

- Thiếu nước ngọt, nhà vườn phải tưới nước nhiễm mặn nhẹ, từ đó mặn tích tụ gây thiệt hại.

- Cây bị sốc do môi trường bất lợi, như mưa đầu mùa khiến cây ra lá, rễ non, khi gặp nắng nóng kéo dài trở lại, sẽ làm rễ và đọt non bị tổn thương, cây không còn đủ sức để phục hồi.

- Để trái trong điều kiện khô hạn, thiếu nước tưới làm cây bị suy kiệt. 6- Cây bị bội nhiễm dịch bệnh.

 Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác Chương trình canh tác lúa thông minh khu vực ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh.

 Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác Chương trình canh tác lúa thông minh khu vực ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh.

Tại diễn đàn này, đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác Chương trình canh tác lúa thông minh khu vực ĐBSCL, giai đoạn 2021-2022, giữa Công ty CP Phân bón Bình Điền và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.

Đây là hoạt động đối tác công tư, xã hội hóa hoạt động khuyến nông, nhằm xây dựng những mô hình sản xuất hiệu quả từ đó chuyển giao, nhân rộng ra trên địa bàn.

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Cục Thú y ban hành hướng dẫn phòng, chống bệnh cúm gia cầm

Cục Thú y khuyến cáo, khi phát hiện gia cầm chết hàng loạt không được giấu dịch, cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y.

'Bệnh kép' hại ớt

HẢI DƯƠNG Gọi là 'bệnh kép' bởi hơn tháng nay, một số ruộng ớt của nông dân huyện Nam Sách cùng lúc bị 2 loại bệnh gây hại với triệu chứng rất đặc trưng.

'Cải lão hoàn đồng' cho cây bưởi ra quả ngon, sai lúc lỉu

HƯNG YÊN Bằng kỹ thuật cắt tỉa và ghép đoạn cành, ông Tuấn đã 'cải lão hoàn đồng' thành công hàng trăm cây bưởi già cỗi thành những cây quả sai lúc lỉu, chất lượng thơm ngon.

Bình luận mới nhất