| Hotline: 0983.970.780

Phát triển ĐBSCL, giải pháp từ cây lúa

Thứ Bảy 19/11/2022 , 15:30 (GMT+7)

ĐBSCL Ngày 18/11, Hội thảo "Phát triển ĐBSCL, giải pháp từ cây lúa", do UBND tỉnh Đồng Tháp và Báo Thanh Niên tổ chức. Các chuyên gia, nhà quản lý đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu.

Tìm giải pháp cho cây lúa để nông dân ĐBSCL có lợi nhuận tăng cao. Ảnh: Hữu Đức.

Tìm giải pháp cho cây lúa để nông dân ĐBSCL có lợi nhuận tăng cao. Ảnh: Hữu Đức.

ĐBSCL hoạt động sản xuất lúa gạo đang đặt ra nhiều thách thức, cần có sự chuyển đổi thích ứng biến đổi khí hậu và thị trường.

Trước bối cảnh đó, ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp đặt vấn đề: Có lẽ chưa bao giờ ĐBSCL nhận được sự quan tâm nhiều như giai đoạn hiện nay. Trong bối cảnh thế giới nhiều biến động, với vị thế của một vùng đất của nông nghiệp, vựa lúa lớn nhất của đất nước, ĐBSCL đang kỳ vọng chờ đón nhiều chính sách, giải pháp để bứt phá.

Ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp. Ảnh: CTV.

Ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp. Ảnh: CTV.

Diện tích gieo trồng lúa của vùng ĐBSCL luôn đứng đầu cả nước, trung bình chiếm 52% diện tích gieo trồng lúa của cả nước. ĐBSCL đã phát huy lợi thế là vựa lúa lớn nhất cả nước, đóng góp hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, góp phần khẳng định vai trò, vị thế xuất khẩu gạo trong nhóm dẫn đầu của thế giới, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và ổn định cuộc sống cho 65% dân cư nông thôn của vùng. 

Nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng biên tập báo Thanh Niên chia sẻ, cuối tháng 2/2022 Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Trong đó cho phép giảm 88.560 ha diện tích đất trồng lúa trong tổng số diện tích 3,9 triệu ha. Đồng thời, tổ chức lại không gian sản xuất, phối hợp với phát triển đô thị và công nghiệp chế biến. ĐBSCL là vựa lúa của cả nước, thậm chí cả khu vực nên bất kể một giải pháp nào liên quan đến phát triển kinh tế vùng ĐBSCL cũng phải bắt đầu từ cây lúa.

Tại hội thảo có nhiều tham luận của các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu kinh tế nông nghiệp và lãnh đạo các tỉnh trong vùng ĐBSCL đóng góp nhiều ý kiến có giá trị.

Bà Trần Thị Hòa, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho rằng, ĐBSCL có nhiều lợi thế cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp và ngành lúa gạo vẫn giữ vị trí quan trọng trong ngành trồng trọt của Việt Nam. Từ Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bộ NN-PTNT đã giao Cục Trồng trọt xây dựng đề án sản xuất bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL nhằm nâng cao giá trị, thu nhập của người dân, bảo đảm an ninh lương thực và phục vụ chế biến, xuất khẩu.

Mục tiêu của đề án nhằm xây dựng vùng chuyên canh sản xuất bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL. Đánh giá tiềm năng, lợi thế và xác định địa bàn bố trí vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao. Xây dựng phương án sản xuất, chế biến, tiêu thụ và giải pháp phát triển bền vững vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Chủ quan khi cho rằng chó, mèo nhà nuôi không bị bệnh dại

Nhiều người nuôi chó, mèo tại Long An vẫn còn rất chủ quan, thiếu hiểu biết về bệnh dại khi cho rằng chó, mèo nhà nuôi không bị bệnh dại.

Cây mía Cù Lao Dung tìm lại thời vàng son

Sóc Trăng Giá mía khởi sắc, niềm tin của chính quyền và người dân, sự quyết tâm của doanh nghiệp tạo điều kiện đưa cây mía Cù Lao Dung về lại thời vàng son.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.