| Hotline: 0983.970.780

Phát triển du lịch sinh thái góp phần bảo vệ rừng

Thứ Năm 07/04/2022 , 18:15 (GMT+7)

Phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà sẽ góp phần tạo cơ chế tài chính bền vững để phục vụ công tác bảo tồn.

Ngày 7/4, Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học (Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học) đã phối hợp với Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (Lâm Đồng) tổ chức hội thảo tham vấn bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà. Hội thảo có đại diện các bộ, ban, ngành, địa phương và 43 doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ tham dự.

Theo đại diện Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học, Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch sinh thái vì tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm. Nhiều hệ sinh thái đặc thù và cảnh quan thiên nhiên đẹp. Do vậy, việc đẩy mạnh kinh doanh du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà là một xu thế của sự phát triển, gắn kết bảo tồn với phát triển nhằm góp phần tạo nguồn tài chính bền vững phục vụ cho công tác bảo tồn.

Đại diện Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học cho rằng, việc đẩy mạnh kinh doanh du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà là một xu thế của sự phát triển, tạo nguồn tài chính bền vững phục vụ cho công tác bảo tồn. Ảnh: M.H.

Đại diện Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học cho rằng, việc đẩy mạnh kinh doanh du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà là một xu thế của sự phát triển, tạo nguồn tài chính bền vững phục vụ cho công tác bảo tồn. Ảnh: M.H.

Tiến sĩ Lê Văn Hương, Giám đốc Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà cho rằng, phát triển du lịch sinh thái là nội dung quan trọng trong phương án quản lý rừng bền vững của vườn. "Chúng tôi tin tưởng phát triển du lịch sinh thái hướng tới mục tiêu thu hút doanh nghiệp và cộng đồng tham gia sẽ góp phần tạo cơ chế tài chính bền vững, tiến tới tự chủ tài chính để đầu tư, đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn", ông Lê Văn Hương cho biết.

Tại cuộc hội thảo, các cơ quan quản lý nhà nước và chuyên gia sẽ được tham vấn ý kiến về các cơ chế chính sách liên quan đến phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn. Các đại biểu cũng tập trung vào thảo luận, góp ý Đề án phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà và cơ chế cụ thể thúc đẩy hợp tác giữa vườn quốc gia với doanh nghiệp và cộng đồng vùng đệm.

Sau hội thảo, Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học sẽ hỗ trợ Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà triển khai thực hiện đề án phát triển du lịch sinh thái, tăng cường gắn kết doanh nghiệp và cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh hịc theo hướng bền vững.

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà có các loài động thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm. Ảnh: M.H.

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà có các loài động thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm. Ảnh: M.H.

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới, núi cao và có các loài động thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm. Vườn có tổng diện tích quản lý khoảng 70.000ha và có vùng giáp các tỉnh Đăk Lăk, Khánh Hòa, Ninh Thuận.

Theo thống kê, Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà có khoảng 2.077 loài thực vật có mạch, 131 loài thú, 304 loài chim, 15 loài hạt trần, 302 loài lan… Đây là một trong 4 trung tâm đa dạng sinh học ở nước ta.

Hiện nay, Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà đang gắn kết với các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên kế cận để tạo thành một vùng thiên nhiên rộng lớn, góp phần cho việc bảo tồn sinh học ở cao nguyên Đà Lạt, vùng Nam Tây Nguyên và vùng Nam Trung bộ.

Vườn cũng bảo tồn các sinh cảnh rừng nguyên sinh để tôn tạo và phát triển kiến trúc đô thị của thành phố Đà Lạt, bảo tồn các đặc trưng văn hoá bản địa nơi cội nguồn của thành phố Đà Lạt, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục về rừng nhiệt đới, phát triển du lịch sinh thái và góp phần củng cố an ninh quốc phòng của tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây nguyên.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Xây dựng vườn ươm cải tiến sản xuất giống cây lâm nghiệp

QUẢNG TRỊ Các vườn ươm cải tiến cung cấp 1,8 triệu cây giống lâm nghiệp chất lượng cao cho trồng rừng bền vững gắn với thực hiện chứng chỉ rừng vùng nguyên liệu.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.