| Hotline: 0983.970.780

Phủ xanh rừng bị phá

Thứ Hai 03/11/2014 , 12:06 (GMT+7)

Năm 2012, hơn 40 ha rừng phòng hộ đầu nguồn hồ thủy lợi Đông Tiễn, xã Bình Trị (Thăng Bình, Quảng Nam) bị hàng chục hộ dân phá sạch. 

Sau đó các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý. Tuy nhiên, bà con được “miễn giảm” mức phạt nặng mà thay vào đó, là phải trồng lại rừng.

Ông Lê Viết Mãnh, Phó chủ tịch xã Bình Trị kể: “Ngày đó, có tin là DN vào đây trồng cao su nên bà con thi nhau phá rừng để mong được đền bù. Đặc biệt, khi chưa đưa hồ Đông Tiễn vào sử dụng, số diện tích này cũng chưa rõ ràng là rừng SX hay rừng phòng hộ, khiến cánh rừng này rơi vào cảnh “cha chung không ai khóc”.

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Thăng Bình cho biết, đến nay, lực lượng chức năng xác định 20 hộ dân tham gia phá rừng. Trong đó, tiến hành xử lý 12 hộ, còn 8 hộ đang củng cố hồ sơ để xử lý tiếp, tuy nhiên các hộ này được hưởng “khoan hồng”. Họ không bị xử phạt về hành chính, hay truy tố trước pháp luật mà chỉ nhận hình thức kiểm điểm trước người dân trong xã và buộc trồng lại số rừng bị phá.

“Nếu căn cứ vào Luật Bảo vệ & phát triển rừng thì những hộ này vi phạm và bị cơ quan chức năng xử lý, có những người bị giam giữ. Tuy nhiên, cơ quan chức năng đã nhẹ nhàng tuyên truyền để bà con giữ rừng”, ông Đạt cho hay.

Một trong những hộ tham gia phá rừng, ông Nguyễn Văn Thanh, thôn Nam Tiễn nói: “Chúng tôi biết việc mình làm là trái pháp luật và cam kết không tái phạm. Cá nhân tôi đầu tư hơn 10 triệu đồng mua keo giống để trồng lại và giờ đã bàn giao lại cho nhà nước quản lý".

Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, đến thời điểm này, người dân tham gia chặt phá rừng cũng đã “bồi thường” lại số diện tích rừng phòng hộ bị chiếm đoạt bằng cách phủ xanh lại các diện tích đồi trọc. Có 35 ha rừng xung quanh tiểu khu 484 tại núi Vinh Nam đã lại được phủ xanh, còn hơn 13 ha, trong thời gian tới sẽ kiểm điểm 8 hộ còn lại và buộc trồng lại rừng.

Ông Lê Viết Mãnh, Phó chủ tịch UBND xã Bình Trị nói: “Sở dĩ các loại cây được trồng lại đều phát triển tốt là do sự nhiệt tình giám sát, quản lý của các hội, đoàn thể, MTTQ ở xã. Chúng tôi đã giao Ủy ban MTTQ, các hội, đoàn thể tiếp quản diện tích rừng trồng lại này”.

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Quảng Trị chưa có địa phương nào thành lập được đội bắt chó thả rông

Bệnh dại đã xuất hiện nhưng tỷ lệ tiêm phòng tại Quảng Trị vẫn đạt thấp, các đội bắt chó thả rông cũng chưa được thành lập theo kế hoạch.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.