| Hotline: 0983.970.780

Phục tráng giống lúa nếp Khẩu Hốc

Thứ Hai 28/10/2019 , 08:59 (GMT+7)

Khẩu Hốc là giống lúa nếp nương bản địa có hương vị đặc trưng, thơm ngon, vị đậm, dẻo… của bà con dân tộc H’Mông tại xã Nậm Sỏ (huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu) - nơi có độ cao trên 1500m so với mặt nước biển.

11-38-08_nh_1
Tham quan ruộng lúa nếp Khẩu Hốc

Ông Lường Văn Ương, Chủ tịch UBND xã Nậm Sỏ bảo, lúa nếp Khẩu Hốc có từ xa xưa, được gieo trồng chủ yếu trên nương. Đây là giống lúa có TGST dài ngày, cao cây, bông lúa to, hạt to mẩy, chỉ trồng 1 vụ/năm; thích hợp với chân đất vàn cao và nương đồi.

“Tuy là giống nếp đặc sản, nhưng hiện nay số hộ gieo trồng không nhiều, có nguy cơ bị mất giống. Hiện địa phương chỉ còn 3 bản duy trì gieo trồng với diện tích khoảng chục ha/năm. Năng suất trung bình đạt từ 10 - 12 tạ/ha”, ông Ương nói thêm.

Với mục tiêu khôi phục lại giống lúa nếp Khẩu Hốc trở về đúng giống gốc nguyên bản, Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông (CETDAE) - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu, UBND huyện Tân Uyên phục tráng giống trên nền đất nương.

Theo đó, vụ thứ nhất (vụ mùa 2018), CETDEA đã điều tra xây dựng bảng mô tả giống và chọn lọc được 500 cá thể (Go) có các đặc điểm đúng với bảng mô tả giống lúa nếp Khẩu Hốc để tiếp tục chọn lọc ở vụ mùa 2019.

Vụ mùa 2019, CETDEA tiến hành gieo trồng 500 dòng (Go) đã chọn. Qua theo dõi, đánh giá ở giai đoạn làm đòng, giai đoạn chín đã chọn 320 dòng và loại 180 dòng do có cây khác dạng, có mỏ hạt thóc màu tím phân ly.

Giai đoạn trước khi thu hoạch 5 ngày, từ 320 dòng có mỏ hạt vàng, dựa vào màu sắc vỏ trấu màu vàng, chọn được 280 dòng, loại 40 dòng do vỏ trấu có màu vàng đậm ánh tím.

Với 280 dòng được chọn hiện tại, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất của các dòng trong phòng thí nghiệm để tiếp tục chọn các dòng đạt tiêu chuẩn và loại các dòng không đạt yêu cầu. Các dòng đạt tiêu chuẩn yêu cầu tiếp tục đánh giá và chọn ở vụ mùa năm 2020.

Ông Nguyễn Xuân Dũng, Phó Giám đốc CETDAE cho biết: “Chúng tôi đã điều tra, tổ chức xin ý kiến các cán bộ kỹ thuật địa phương, già bản, nông dân có kinh nghiệm nhiều năm gieo trồng giống Khẩu Hốc và đã xây dựng được bảng mô tả giống lúa Khẩu Hốc với 65 tính trạng đặc trưng. Phục tráng và nghiên cứu quy trình gieo trồng để đảm bảo năng suất, chất lượng tốt nhất làm cơ sở để phát triển giống và xây dựng thương hiệu cho địa phương”.

Song song với quá trình phục tráng giống lúa nếp Khẩu Hốc trên đất nương, vụ mùa 2019, CETDAE đã thử nghiệm gieo trồng xuống ruộng nước (ruộng 1 vụ) để đánh giá sự phát triển, sinh trưởng, chất lượng, năng suất lúa nếp Khẩu Hốc.

Khi triển khai, mọi quy trình canh tác như ngâm ủ thóc, làm đất, cấy, làm cỏ, bón phân… đều được thực hiện đúng kỹ thuật, theo cách làm truyền thống của người dân khi cấy lúa nước.

Cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, khả năng chống đổ tốt, bông to, hạt mẩy. Năng suất dự kiến khoảng từ 25 - 30 tạ/ha.

“Sang năm 2020, đơn vị tiếp tục tiến hành vụ thứ ba, vụ cuối cùng phục tráng giống lúa nếp Khẩu Hốc và triển khai mô hình sản xuất tập trung đảm bảo năng suất, chất lượng cao làm cơ sở cho việc xây dựng một dự án tổng thể phát triển bền vững theo chuỗi giá trị”, ông Nguyễn Xuân Dũng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Uyên, ông Bùi Huy Phương nhất trí cao việc đưa giống lúa nếp Khẩu Hốc xuống ruộng nước. Mặc dù, đây là vụ thứ nhất nhưng đã đem lại nhiều kết quả khả quan.

Ông Phương thổ lộ, hiện trồng lúa trên nương rất nghèo dinh dưỡng, đất nương không còn màu mỡ như trước nên việc đưa giống lúa nếp Khẩu Hốc xuống ruộng nước là một hướng đi đúng đắn. Khi đưa xuống ruộng, cây lúa phát triển đồng đều, sinh trưởng tốt. Bông to, hạt mẩy, năng suất cao hơn so với gieo trồng trên nương, đặc biệt giá gạo rất cao...

Cầm bông lúa trên tay, một cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Tân Uyên cho rằng, lúa nếp Khẩu Hốc rất “bén duyên” với ruộng nước. Cây phát triển tốt, nhiều bông, hạt thóc mẩy, ít hạt lép, chưa thấy nhiễm sâu bệnh hại. Do đó, cần mở rộng diện tích và thay đổi phương pháp gieo trồng từ trên nương xuống ruộng để hướng tới sản xuất hàng hóa, phát triển thương hiệu cho giống lúa bản địa này.

Vụ mùa 2019, gia đình ông Lầu A Lềnh (bản Ngam Ca, xã Nậm Sỏ) tham gia sản xuất khoảng 5.000m2 lúa nếp Khẩu Hốc dưới ruộng nước. Chỉ tay vào ruộng lúa vàng ươm, sắp đến ngày thu hoạch, ông Lềnh bộc bạch: Khẩu Hốc rất phù hợp với ruộng nước. Cây lúa đồng đều, sinh trưởng, phát triển khỏe, hạt to, dài bông.

Ông Dương Đình Đức, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu chia sẻ: “Là giống lúa bản địa chủ lực nên địa phương cần phát triển sản xuất hàng hóa; xây dựng thương hiệu gạo đặc sản để góp phần nâng cao đời sống cũng như đảm bảo an ninh lương thực cho bà con”.

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 1] Vươn tầm thế giới

Phó Chủ tịch KOCHAM kỳ vọng, Việt Nam sẽ đẩy mạnh đổi mới, phát triển các sản phẩm từ tổ yến, để khi nhắc đến tổ yến người ta nghĩ ngay đến yến Việt.

Chó nghi dại cắn 5 người bị thương, trong đó có trẻ nhỏ

BÀ RỊA - VŨNG TÀU CDC tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông tin, đơn vị vừa ghi nhận một vụ chó nghi mắc bệnh dại đã cắn ít nhất 5 người bị thương, trong đó có trẻ nhỏ.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Hợp tác xã hình mẫu gắn công nghệ với sản xuất hữu cơ

BÌNH DƯƠNG HTX Đồng Thuận Phát có nhiều sáng chế để tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, giúp quá trình sản xuất nông sản hữu cơ thuận lợi, mang lại giá trị cao.

Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình các ngư dân thiệt mạng do tàu nước ngoài đâm

Chiều ngày 10/4, lãnh đạo Cục Thủy sản và Kiểm ngư đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn với các gia đình ngư dân Thanh Hóa bị thiệt mạng.

Yên Bái ‘báo động đỏ’ cháy rừng

YÊN BÁI Mùa hanh khô ở vùng cao của tỉnh Yên Bái luôn trong tình trạng ‘báo động đỏ’ xảy ra cháy rừng, ngành chức năng và người dân cần cảnh giác cao độ.