| Hotline: 0983.970.780

Phun thuốc BVTV bằng drone giúp nông dân bị cách ly Covid-19

Thứ Bảy 11/09/2021 , 18:20 (GMT+7)

NAM ĐỊNH Tập đoàn Lộc Trời phun thuốc trừ sâu bệnh cho lúa của nông dân xã Hiển Khánh (Vụ Bản, Nam Định) trong thời gian nông dân phải cách ly do Covid-19.

Vừa qua, Tập đoàn Lộc Trời (Lộc Trời) phối hợp với HTX Dịch vụ Nông nghiệp xã Hiển Khánh (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) tiến hành phun thuốc BVTV trị sâu cuốn lá bằng thiết bị bay không người lái (drone) cho 100 ha lúa, trong bối cảnh bà con nông dân trong thôn đang cách ly để phòng, chống dịch Covid-19.

Phun thuốc trị sâu bệnh cho lúa tại xã Hiển Khánh (Vụ Bản, Nam Định). Ảnh: LT.

Phun thuốc trị sâu bệnh cho lúa tại xã Hiển Khánh (Vụ Bản, Nam Định). Ảnh: LT.

Ứng dụng công nghệ cao mùa Covid

Trong thời gian 312 hộ dân thôn Liên Xương (xã Hiển Khánh) đang cách ly tập trung 14 ngày để phòng, chống dịch do có ca F0, khoảng 100 ha lúa vụ mùa của bà con nông dân ở đây bị sâu cuốn lá gây hại, với mật độ từ 50 – 80 con/m2.

Ngành nông nghiệp khuyến cáo phải xử lý trong khoảng 1 tuần để tránh bị thiệt hại. Đây là một vấn đề nan giải do tất cả bà con phải tuân thủ quy định cách ly, không thể ra đồng.

Trong bối cảnh đó, ngành Vật tư nông nghiệp - Tập đoàn Lộc Trời đã phối hợp với Phòng NN-PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vụ Bản tổ chức đợt phun thuốc trừ sâu cuốn lá bằng dịch vụ drone.

Việc ứng dụng công nghệ drone giúp tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, lượng nước sử dụng và đạt hiệu quả cao, đồng đều hơn so với phun bằng tay. Trong đợt này, dịch vụ drone của Lộc Trời đã phun thuốc xử lý sâu cuốn lá, kết hợp với trừ rầy nâu và bệnh khô vằn.

Với sự hỗ trợ của HTX Dịch vụ Nông nghiệp xã Hiển Khánh, việc ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ drone giữa Lộc Trời với bà con nông dân đang cách ly đã diễn ra thuận lợi. Lộc Trời đã nhận được sự đồng thuận của bà con trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý dịch hại trên đồng ruộng.

Phun thuốc BVTV bằng drone đã giúp nông dân kịp thời phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ mùa tại xã Hiển Khánh. Ảnh: LT.

Phun thuốc BVTV bằng drone đã giúp nông dân kịp thời phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ mùa tại xã Hiển Khánh. Ảnh: LT.

Mở ra mô hình liên kết sản xuất kiểu mới

Các thửa ruộng ở khu vực phía Bắc có đặc thù diện tích nhỏ, hơi khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất. Nhưng trong bối cảnh nguồn lực lao động tại các vùng nông thôn miền Bắc chủ yếu là người già và phụ nữ, nên việc ứng dụng drone nhận được nhiều ủng hộ từ bà con.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khi mà việc cách ly, giãn cách xã hội áp dụng tại nhiều địa phương, việc sử dụng drone của Lộc Trời càng mang nhiều ý nghĩa cho cộng đồng, được sự ủng hộ của nhiều địa phương.

Đây là lần đầu tiên, dịch vụ drone được sử dụng trên diện tích lớn 100 ha để xử lý dịch hại đồng loạt. Hiệu quả của mô hình này hứa hẹn sẽ mở ra các phương thức canh tác mới, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân.

Ông Phạm Văn Bình, Giám đốc khu vực Thái Bình (Bộ phận Marketing miền Bắc – ngành Vật tư nông nghiệp Tập đoàn Lộc Trời) cho biết: Công nghệ drone được Lộc Trời áp dụng ở miền Bắc cách đây chưa lâu. Tuy nhiên, qua gần 100 lần trình diễn ở các địa phương, dịch vụ này đã được bà con nông dân rất hưởng ứng.

Cán bộ kỹ thuật của Lộc Trời làm việc cả trong đêm để đảm bảo thời gian phun trừ sâu bệnh hại lúa. Ảnh: LT.

Cán bộ kỹ thuật của Lộc Trời làm việc cả trong đêm để đảm bảo thời gian phun trừ sâu bệnh hại lúa. Ảnh: LT.

Chỉ trong một thời gian ngắn, Lộc Trời đã cung cấp dịch vụ drone trên diện tích hơn 300 ha, vượt kế hoạch ban đầu. Lộc Trời hi vọng các dịch vụ công nghệ cao sẽ góp phần tạo nên thói quen sản xuất, quản lý sâu bệnh hại tập trung của bà con nông dân, nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay, Lộc Trời đang có 3 đội drone tập trung ở các khu vực trọng điểm ở Thái Bình, Nghệ An.

Với đội ngũ vận hành drone là những người gắn bó với ruộng đồng, được đào tạo chuyên nghiệp và không hề ngại khó, ngại khổ, cộng với quy trình canh tác chuẩn và bộ sản phẩm đa dạng, Tập đoàn Lộc Trời luôn là đơn vị liên kết sản xuất nông nghiệp đáng tin cậy của bà con nông dân khắp mọi miền cả nước.

Tập đoàn Lộc Trời hiện sở hữu 133 drone và đội ngũ vận hành hơn 200 người, cung cấp dịch vụ phun thuốc BVTV, sạ giống, sạ phân trên nhiều loại cây trồng với nhiều địa hình khác nhau. Với công nghệ định vị vệ tinh, thiết lập đường bay bằng thuật toán thông minh, drone có khả năng phun đều, chính xác, và hiệu quả.

Với công suất 20 – 30 ha/ngày, thời gian phun nhanh, drone có thể tiết kiệm lượng nước sử dụng lên đến 90% so với cách phun thông thường, tùy vào áp lực sâu bệnh, bảo vệ sức khỏe con người, giảm ô nhiễm môi trường…

Xem thêm
Từ tiểu thương bán rau đến đại lý cấp I kinh doanh heo giống, cám Japfa

Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Hưng Long 555- ‘lựa chọn vàng’ cho nông dân ĐBSCL và Đông Nam bộ

ĐBSCL Giống lúa Hưng Long 555 khẳng định vị thế tại ĐBSCL và Đông Nam bộ nhờ năng suất cao, chất lượng gạo tốt, chống chịu sâu bệnh, mang hiệu quả kinh tế cao nông dân.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất