| Hotline: 0983.970.780

Quảng Nam đề nghị hỗ trợ 25 tỷ đồng phòng cháy chữa cháy rừng

Thứ Tư 22/05/2024 , 16:14 (GMT+7)

Do khó khăn về nguồn vốn, trang thiết bị hạn chế nên tỉnh Quảng Nam đã đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy rừng.  

Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đang gặp khó khăn trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng do thiếu kinh phí, trang thiết bị. Ảnh: L.K.

Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đang gặp khó khăn trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng do thiếu kinh phí, trang thiết bị. Ảnh: L.K.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, hiện nay, địa phương này đang gặp khó về nguồn ngân sách nên chưa thể cân đối, bố trí kinh phí đầu tư trong kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2024 – 2025, vì vậy công tác phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó, hiện nay tình hình thời tiết diễn biến bất thường, nắng nóng gay gắt, nhiệt độ có xu hướng tăng cao hơn so với các năm, nguy cơ cháy rừng luôn ở cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm. 

Để góp phần nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng và bảo vệ rừng năm 2024 cũng như các năm tiếp theo, UBND tỉnh đề nghị các Bộ NN-PTNT, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính quan tâm, xem xét hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn đầu tư phát triển với tổng kinh phí hơn 24,962 tỷ đồng.

Nguồn kinh phí này, tỉnh Quảng Nam dự kiến triển khai các hạng mục xây lắp, bao gồm 3 trạm quan trắc mặt đất giám sát cháy rừng; 30km đường công vụ tuần tra bảo vệ rừng kết hợp phòng cháy chữa cháy rừng; 60km đường băng cản lửa (rộng 10m).

Ngoài ra, trang bị hạng mục thiết bị, gồm 100 máy tính bảng; 121 máy thổi gió cầm tay; 150 máy cao áp cầm tay (Hitachi - 199v 32000mAh); 605 bộ quần áo chữa cháy; 500 cái xẻng; 300 cái bàn dập lửa...

Quảng Nam  có diện tích rừng lớn thứ 2 cả nước với hơn 681.000ha. Trong đó, rừng tự nhiên hơn 462.300ha và rừng trồng gần 218.900ha, độ che phủ rừng năm 2023 đạt 58,88%.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

Nâng cao trách nhiệm phát triển rừng

Hưởng ứng Ngày môi trường Thế giới và Đề án trồng 1 tỷ cây xanh, Sóc Trăng mong muốn mỗi cá nhân nâng cao trách nhiệm với công tác trồng cây xanh, phát triển rừng.

Kỷ niệm 50 năm thành lập lực lượng kiểm lâm Quảng Trị

Sáng 10/6, Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập lực lượng kiểm lâm (10/6/1974 - 10/6/2024).

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ trên hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 -2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm