| Hotline: 0983.970.780

Quảng Nam siết chặt quản lý giống cây lâm nghiệp

Thứ Hai 10/10/2022 , 09:38 (GMT+7)

Quảng Nam hiện có 141 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp. Trong đó chỉ có 60 cơ sở có giấy phép kinh doanh, 81 cơ sở không có giấy phép.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam, trên địa bài tỉnh này hiện có 141 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp. Trong đó có 60 cơ sở có giấy phép kinh doanh, 81 cơ sở không có giấy phép. Các loài cây trồng chính được các cơ sở sản xuất chủ yếu là cây keo, quế, sao đen, một phần nhỏ là lim xanh, giổi, huỳnh đàn, ươi.

Đối với nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận và đang còn thời hạn sử dụng ở Quảng Nam, chỉ có 110 cây quế trội trên địa bàn huyện Phước Sơn, Nam Trà My và Bắc Trà My; 10ha rừng giống chuyển hoá từ rừng trồng quế trên địa bàn huyện Nam Trà My và hiện nay đang tiếp tục hoàn chỉnh thủ tục 8ha rừng giống chuyển hoá từ rừng trồng quế

Empty

Số lượng cây giống đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc ở tỉnh Quảng Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của người trồng rừng trong tỉnh. Ảnh: Lê Khánh.

Thực tế này có thể thấy, nguồn giống cây trồng lâm nghiệp hiện có của Quảng Nam vẫn còn hạn chế về số lượng và số loài, chưa đáp ứng yêu cầu trồng rừng, phục vụ tái cơ cấu lâm nghiệp. Bên cạnh đó, đa số nguồn giống được công nhận của địa phương đã hết thời hạn, nhưng vẫn chưa được gia hạn.

Ông Trần Út, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, hàng năm, diện tích trồng rừng trên địa bàn tỉnh khoảng 30.000ha, dự kiến nhu cầu giống lâm nghiệp cần là 75 triệu cây giống/năm. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh hiện có 138 đơn vị tham gia sản xuất, cung ứng giống với số lượng cây giống sản xuất khoảng 54 triệu cây. Do đó, hàng năm, Quảng Nam phải mua từ ngoại tỉnh khoảng 21 triệu cây giống.

“Điều này xuất phát từ một bộ phận chủ sản xuất, kinh doanh giống là hộ gia đình, cá nhân tự phát nên chưa đảm bảo các điều kiện về sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp. Đồng thời, họ chưa nắm bắt được quy trình kỹ thuật, nguồn vật liệu giống chưa đảm bảo, do đó chất lượng nguồn giống cung cấp hiệu quả thấp” ông Út nói.

Từ thực trạng này, ông Út cho biết, nhằm cung cấp, bổ sung giống cho công tác trồng rừng trong thời gian tới, ngành lâm nghiệp tỉnh Quảng Nam đang triển khai xây dựng một số dự án về phát triển giống tại một số địa phương như Nam Giang, Bắc Trà My, Phú Ninh…

Ngoài ra, Sở NN-PTNT cũng đang phối hợp với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam xây dựng Đề án phát triển nguồn giống cây lâm nghiệp bản địa giai đoạn 2022 – 2028. Dự kiến sẽ xây dựng 20ha để tuyển chọn lim xanh, ươi, dổi, muồng đen đảm bảo bảo chất lượng. Phấn đấu đến năm 2030, tỉ lệ cây giống cung cấp cho trồng rừng được kiểm soát nguồn gốc trên địa bàn tỉnh đạt 95%.

Empty

Công tác giống có vai trò rất quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp. Ảnh: Lê Khánh.

Tại hội thảo về công tác quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp vừa được tổ chức ở Quảng Nam vừa qua, các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) cho rằng, xác định giống cây đảm bảo chất lượng đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp, giúp cải thiện mục tiêu năng suất rừng trồng phù hợp với điều kiện sinh thái và môi trường tự nhiên.

Để phát triển giống cây lâm nghiệp đạt chuẩn, ngoài quản lý, chọn lựa và nhân giống chất lượng cao, các chuyên gia khuyến khích ứng dụng quy trình, công nghệ nhân giống theo phương thức nuôi cấy mô tế bào, cải tiến các vườn ươm cây giống bằng vỏ bầu…

Theo ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, để nâng cao hiệu quả của ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, thời gian tới cần phải tăng cường công tác quản lý, kinh doanh giống cây lâm nghiệp. Theo đó, ông Bửu yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của công tác giống trong sản xuất lâm nghiệp.

Đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống cây lâm nghiệp ở các cấp, nhất là cấp huyện; tổ chức thanh tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp không đảm bảo chất lượng, không có hồ sơ nguồn gốc giống, không đáp ứng các điều kiện về sản xuất, kinh doanh giống.

“Cần tập trung xây dựng các rừng giống cây bản địa, khuyến khích người dân sử dụng giống có năng suất, chất lượng cao, cây giống vô tính để trồng rừng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng rừng trồng trên đơn vị diện tích.

Ngoài ra, cần có cơ chế chính sách phù hợp, khuyến khích các cơ sở sản xuất giống nghiên cứu khảo nghiệm, sản xuất các loài giống có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trồng rừng trên địa bàn tỉnh”, ông Bửu nói.

Xem thêm
Lợi ích của trồng rừng đạt chứng chỉ FSC

Chứng chỉ rừng FSC giúp tăng giá trị của sản phẩm và mặt hàng từ 20 - 30% so với những sản phẩm cùng loại, góp phần khai mở kiến thức người trồng rừng...

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm