| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ngãi: Đào Titan làm nước giếng đục như nước chè

Thứ Hai 27/10/2008 , 09:53 (GMT+7)

Khu vực khai thác Titan của Cty cổ phần Mai Linh tại xã Bình Chánh

Xóm Phước Minh, thôn Bình An Nội, xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) có khoảng 300 hộ dân, sống chủ yếu bằng nông nghiệp.  Gần 2 năm nay, một số doanh nghiệp được cấp thẩm quyền tỉnh cho phép để khai thác tận thu Titan tại đây đã làm cho số giếng khơi trong vùng bị đổi màu. 

Chỉ vào chậu nước vừa được múc lên từ giếng khơi trong vườn, cụ Lê Văn Thử (80 tuổi) nói: Ngày trước nước trong chứ đâu có đục như nước chè thế này. Rất nhiều người khác còn phản ánh, nước có vị lợ lợ và mùi tanh.

Ông Kiều Đức Dương - Phó chủ tịch UBND xã Bình Chánh cho biết, vào năm 2006 khi Cty TNHH Viễn Hoàng bắt đầu khai thác quặng Titan tại đây thì một thời gian sau nguồn nước xảy ra hiện tượng nêu trên. Không những vậy nguồn nước tự chảy ở các kênh mương dẫn trong nội vùng để tưới cho khoảng 40ha cây trồng trong vùng cũng bị cạn. Trước tình trạng này, chính quyền xã đã nhiều lần báo cáo lên cấp trên. Vào tháng 7/2008, đoàn khảo sát môi trường Khu kinh tế Dung Quất có về lấy mẫu nước để kiểm tra, thế nhưng đến nay vẫn chưa thấy có kết quả.

Trong khi bức xúc của người dân vẫn chưa được giải quyết dứt điểm thì vào khoảng tháng 4/2008, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi lại tiếp tục cho Cty cổ phần khoáng sản Mai Linh xây dựng nhà máy chế biến khoáng sản và tiếp tục khai thác Titan. "Vì lợi ích chung, chúng tôi sẵn sàng di dời, thậm chí chịu thiệt để nhường mặt bằng cho các doanh nghiệp xây dựng các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Thế nhưng đối với việc khai thác tận thu Titan thì không đồng ý. Bởi lẽ việc khai thác quặng Titan đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, nguồn nước sinh hoạt trong vùng", bà Cao Thị Trâm (67 tuổi) quả quyết.

Ông Lê Văn Chức - Bí thư  Đảng uỷ xã Bình Chánh cho hay: Đất ở khu vực này chủ yếu là đất cát nên ngọn đồi (nơi các đơn vị đang khai thác Titan) ngoài nhiệm vụ tích nước dẫn đến các kênh mương cung cấp nước tưới cho cây trồng trong vùng, còn là lá chắn để cát không bay vào khu dân cư. Từ khi không còn lá chắn này, mỗi lần gió mạnh là cát bay phủ đầy nhà dân. Ngoài ra, qua các cuộc họp người dân ở đây rất đồng tình và đã từng di dời hàng trăm ngôi mộ nhường mặt bằng xây dựng nhà máy, thế nhưng việc hoạt động phải đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường, đời sống của nhân dân. Vì vậy chính quyền Bình Chánh và người dân địa phương thiết tha mong các cơ quan chức năng của tỉnh quan tâm đến vấn đề này.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.