| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ngãi: Thành công mỹ mãn chuyển đổi lúa 3 vụ sang 2 vụ

Thứ Tư 08/04/2020 , 14:45 (GMT+7)

Trong 3 năm, tỉnh Quảng Ngãi đã chuyển đổi thành công toàn bộ diện tích sản xuất lúa từ 3 vụ sang 2 vụ, đảm bảo mục tiêu tăng năng suất, giảm chi phí.

Người dân Quảng Ngãi hầu như không còn sản xuất lúa 3 vụ/năm. Ảnh: Kim Sơ.

Người dân Quảng Ngãi hầu như không còn sản xuất lúa 3 vụ/năm. Ảnh: Kim Sơ.

Làm 3 vụ nhưng không hiệu quả

Từ năm 2002 trở về trước, người dân tỉnh Quảng Ngãi luôn có tập quán sản xuất lúa mỗi năm 3 vụ. Nông dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, không có thời gian nghỉ ngơi. Mùa vụ này chưa qua thì đã tất bật chuẩn bị cho vụ sản xuất mới. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế mà người dân thu được lại không đáng kể.  

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi, thời điểm trước năm 2002 kinh tế cuộc sống của người dân vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Thu nhập của các hộ gia đình phụ thuộc chủ yếu vào cây lúa. Vậy nhưng, sản lượng lương thực bình quân đầu người ở thời điểm này của tỉnh vẫn còn rất thấp dưới mức an ninh lương thực (khoảng 300kg/người/năm).

Năm 2002, diện tích gieo trồng lúa ở Quảng Ngãi ở mức 81,2 ngàn ha, năng suất bình quân chỉ đạt 38,5 tạ/ha, sản lượng thóc chỉ đạt trên 329,6 ngàn tấn.

Khi tỉnh Quảng Ngãi còn sản xuất lúa mỗi năm 3 vụ thì năng suất cao nhất cũng chỉ đạt khoảng 40 tạ/ha, có những năm thời tiết không thuận lợi năng suất sụt giảm trầm trọng. Có những thời điểm với 1ha lúa, người nông dân ở địa phương này chỉ thu được khoảng từ 25 – 26 tạ. 

Ông Phạm Bá, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Quảng Ngãi nhìn nhận rằng, với lúa sản xuất 3 vụ thì tất cả đều gặp phải rủi ro do biến đổi thời tiết, khí hậu. Như vụ ĐX gieo sạ sớm từ tháng 11 thì đồng ruộng dễ bị ngập nước, thất thu giống.

Đến giai đoạn lúa trổ gặp lạnh dẫn đến hạt lép trên bông nhiều. Vụ HT lúa trổ gặp nắng nóng thời điểm trổ bông, ảnh hưởng đến năng suất. Và đặc biệt trong vụ 3, thời điểm cuối vụ thường bị ngập lụt khiến lúa đỗ ngã.

Xác định được những bất cập trong việc thực hiện canh tác lúa 3 vụ và để khắc phục được thì việc chuyển qua sản xuất 2 vụ là vô cùng bức thiết. Thực hiện được điều này không những hạn chế được thiệt hại do thời tiết gây ra đối với cây lúa mà còn giảm được chi phí sản xuất, tiết kiệm thời gian và nâng cao thu nhập.

Lúa sản xuất 2 vụ/năm ít chịu ảnh hưởng của thời tiết hơn lúa 3 vụ/năm nên luôn đạt năng suất cao. Ảnh: Kim Sơ.

Lúa sản xuất 2 vụ/năm ít chịu ảnh hưởng của thời tiết hơn lúa 3 vụ/năm nên luôn đạt năng suất cao. Ảnh: Kim Sơ.

Thay đổi truyền thống sản xuất lúa

Tháng 1/2002, tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành xây dựng Đề án Chuyển sản xuất từ 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa/năm giai đoạn 2002 – 2005 mà cụ thể là tập trung cho sản xuất vụ ĐX và vụ HT, thu hẹp, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn sản xuất lúa Vụ 3. 

Tỉnh Quảng Ngãi phấn đầu từ năm 2002 – 2005 sẽ hoàn thành việc chuyển 20.000 ha đang sản xuất lúa 3 vụ/năm sang 2 vụ lúa/năm, năng suất bình quân đạt 55 tạ/ha/vụ, góp phần đưa sản lượng lương thực của tỉnh đạt 360.000 – 380.000 tấn/năm.

Nguồn vốn ngân sách đầu tư của Dự án này là hơn 7 tỷ đồng. Để khuyến khích người dân tham gia thì tỉnh Quảng Ngãi đã hỗ trợ cho người dân các giống lúa lai và giống lúa thuần đưa vào sản xuất trong vòng 3 năm. 

“Chúng tôi quyết tâm thực hiện và phải vận động rất mạnh mẽ từ người dân đến các cơ sở, cấp chính quyền, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Ban đầu thực hiện vài mô hình nhỏ trình diễn để người dân nhìn thấy và tin tưởng để nhân rộng ra. Khi họ đã nhận thức được hiệu quả thì đã không ngần ngại bỏ tập quán cũ để chuyển sang sản xuất lúa 2 vụ/năm.

Trong năm 2002, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 5.000ha, năm 2003 là 6.000 ha và năm 2004 là 9.000 ha. Như vậy, trong vòng 3 năm, Quảng Ngãi đã chuyển đổi được toàn bộ diện tích theo kế hoạch. Từ đó truyền thống sản xuất lúa 3 vụ/năm tại tỉnh Quảng Ngãi cũng dần được xóa bỏ”, ông Bá nói.

Thành công ngoài mong đợi

Sản xuất lúa 2 vụ/năm tiết kiệm được 1/3 chi phí phân bón, thuốc, công lao động… Ảnh: Kim Sơ.

Sản xuất lúa 2 vụ/năm tiết kiệm được 1/3 chi phí phân bón, thuốc, công lao động… Ảnh: Kim Sơ.

Việc chuyển qua sản xuất lúa 2 vụ/năm đã thể hiện rõ nhiều ưu điểm như tiết kiệm được công một vụ làm đất, một lần giống, 1 chu kỳ bón phân, 1 vụ nước, thuốc BVTV, đặc biệt là đất có thời gian nghỉ ngơi nhưng sản lượng lúa đạt được hàng năm lại cao hơn. Tính đến thời điểm hiện nay, năng suất lúa bình quân ở tỉnh Quảng Ngãi đã đạt 60 tạ/ha. Những vùng lúa trọng điểm như các huyện Tư Nghĩa, Mộ Đức, Nghĩa Hành có nơi đạt 70 tạ/ha.

“Tính ra nếu sản xuất lúa 3 vụ như trước đây, năng suất cao nhất cũng chỉ đạt hơn 100 tạ/ha/năm thì bây giờ đã lên đến từ 120 – 140 tạ/ha/năm. Chi phí sản xuất sau khi chuyển đổi giảm đi 1/3 nên hiệu quả kinh tế của người trồng lúa tăng lên.

Đến nay, hầu như cả tỉnh Quảng Ngãi đã không còn nơi nào sản xuất lúa 3 vụ/năm nữa. Lương thực được đảm bảo nên người dân bây giờ cũng đang dần chuyển qua sản xuất lúa chất lượng hơn”, ông Bá nói.

Nông dân Nguyễn Tuấn (trú huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết: “Trước đây sản xuất lúa 3 vụ thì gia đình tôi lúc nào cũng luôn trong tình trạng vất vả với công việc đồng áng, không có thời gian nghỉ ngơi. Từ khi chuyển qua trồng 2 vụ ĐX và HT mỗi năm, thấy lợi đủ đường. Không những có được khoảng thời gian nhàn rỗi để nghỉ ngơi mà còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí sản xuất nhưng hiệu quả lại cao hơn. Từ đó mà thu nhập của người dân càng ngày càng được nâng cao”.

Đề án Chuyển sản xuất từ 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa/năm giai đoạn 2002 – 2005 là một dấu mốc quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của tỉnh Quảng Ngãi. Từ một tỉnh có sản lượng lương thực bình quân đầu người dưới mức an ninh lương thực thì bây giờ tỉnh này đã trở thành một trong những địa phương có sản lượng lúa cao so với các tỉnh khu vực miền Trung. 

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm