| Hotline: 0983.970.780

Quy Hòa, thung lũng tình người

Thứ Sáu 13/01/2023 , 06:10 (GMT+7)

Thung lũng Quy Hòa, nơi từng cưu mang đời thơ Hàn Mặc Tử, giờ đang cưu mang 250 gia đình bệnh nhân phong, là nơi tái sinh hạnh phúc của những phận người bất hạnh…

Ngôi làng của lòng từ tâm

Làng phong Quy Hòa nằm cách thành phố Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 4km về phía Nam với hai đoạn đèo ngắn, một đoạn mang tên Mộng Cầm, một phụ nữ từng là “nàng thơ” của thi sĩ Hàn Mặc Tử và một đoạn mang tên Quy Hòa. Với diện tích khoảng 60ha nằm lọt thỏm giữa ba bề là núi, một bề là mặt biển trên địa bàn phường Gềnh Ráng, Quy Hòa được thiên nhiên ban tặng cho vẻ đẹp mỹ miều. Nhờ vẻ đẹp này và sự tách biệt rất riêng rẽ với thị thành, mà Quy Hòa “lọt vào mắt xanh” của hai người Pháp là bác sĩ Le Moine và linh mục Paul Maheu. Sự yên ắng quý hiếm của Quy Hòa đã làm nảy sinh trong người bác sỹ và vị linh mục kia ý định thành lập nơi đây “trại phong” để điều trị cho bệnh nhân phong.

Thung lũng Quy Hòa, nơi Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa tọa lạc về phía biển. Ảnh: H.D.N.

Thung lũng Quy Hòa, nơi Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa tọa lạc. Ảnh: H.D.N.

Theo các tài liệu, vào khoảng năm 1929, vị linh mục người Pháp có tên Paul Maheu đã theo hướng dẫn của bác sỹ Le Moine chèo chiếc ghe gỗ men theo bờ biển Gềnh Ráng để đến thung lũng Quy Hòa. Khi ấy, Quy Hòa còn là bãi cát hoang vắng, điểm xuyết những cánh đồng sình lầy nằm giữa ba bề là đá núi một bề là biển. Tại đây, linh mục Paul Maheu đã đặt nền móng cho khu điều trị bệnh phong đầu tiên tại miền Trung Việt Nam mang tên Bệnh viện Laproserie de Quy Hoa.

“Trại phong” khi ấy chỉ là những căn nhà tranh vách lá tuềnh toàng, không biết bao nhiêu lần bị bão “bứng” khỏi mặt đất. Mái, vách của những căn nhà dưới mức đơn sơ bị sóng biển cuốn “mất tích” giữa trùng khơi sau những cơn bão, khu điều trị chỉ còn lại cảnh hoang tàng, xơ xác cùng những bệnh nhân bất hạnh.

Năm 1932, “trại phong” được hai người Pháp khác là Charles Antoine và Ozithe xây dựng lại, có cả khu nhà để người bệnh đến đây điều trị lâu dài. Sau đó, một số nữ tu sĩ người Pháp đến tiếp quản khu điều trị, khi ấy, cơ sở vật chất trong Bệnh viện Laproserie de Quy Hoa được xây dựng kiên cố để đủ sức chống chọi với gió bão. Từ nhiều nguồn trợ giúp, làng phong Quy Hòa dần trở thành nơi cưu mang cho bệnh nhân phong trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Hàng năm, rất nhiều cá nhân, tổ chức từ thiện đến Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa tặng quà cho bệnh nhân phong. Ảnh: V.Đ.T.

Hàng năm, rất nhiều cá nhân, tổ chức từ thiện đến Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa tặng quà cho bệnh nhân phong. Ảnh: V.Đ.T.

Khi ấy, trong cái nhìn thiếu thông tin, bệnh phong được xem như “bóng ma” của xã hội, là căn bệnh “vô phương cứu chữa”, “lây lan khủng khiếp”, nên chưa kể đến bệnh nhân, cả vợ con của người bệnh cũng không thể hòa nhập với cộng đồng. Do đó, bệnh nhân về đây điều trị là cả gia đình đi theo. Ban đầu chỉ một vài gia đình, sau đó là hàng chục rồi đến hàng trăm gia đình bệnh nhân phong về tá túc, định cư, hình thành nên làng phong Quy Hòa. Càng về sau, nhiều Ma Soeur (nữ tu Thiên Chúa giáo) từ khắp nơi tình nguyện về Quy Hòa để chăm sóc, điều trị cho các bệnh nhân phong… Do đó, trong khuôn viên Quy Hòa, ngoài khu điều trị còn có nhà thờ, khu cư trú của các nữ tu và 250 ngôi nhà dành cho gia đình bệnh nhân phong định cư. Hầu hết những căn nhà ở làng phong đều mang nét kiến trúc Gothic.

Sau ngày đất nước thống nhất, khu điều trị phong Quy Hòa ngày càng mở rộng. Năm 1976, làng phong Quy Hòa chính thức được bàn giao cho Bộ Y tế và phát triển thành Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa, bệnh viện hạng I với 2 cơ sở. Đến nay, ngoài cơ sở 1 tại Quy Hòa đã được nâng cấp cả con người lẫn cơ sở vật chất, đáp ứng điều trị cho bệnh nhân da liễu, HIV/AIDS và bệnh phong; cơ sở 2 được xây dựng mới tại phường Gềnh Ráng điều trị đa khoa cho bệnh nhân 11 tỉnh, thành trong khu vực.

Vợ chồng Đinh Zit và H’Veo sống hạnh phúc trong căn nhà do Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa cấp. Ảnh: V.Đ.T.

Vợ chồng Đinh Zit và H’Veo sống hạnh phúc trong căn nhà do Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa cấp. Ảnh: V.Đ.T.

“Những gia đình bệnh nhân phong đang định cư tại Quy Hòa rất đầm ấm, họ sống tựa vào nhau nhờ phúc lợi của Nhà nước và lòng hảo tâm của các cá nhân, tổ chức từ thiện trong và ngoài nước”, bác sĩ Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa chia sẻ.

Nơi hạnh phúc tái sinh

Mấy chục năm qua, thung lũng Quy Hòa tồn tại theo cách riêng, đầy tình thương và đong đầy hạnh phúc của sự bình dị, giản đơn đến tưởng như không thấy. Hạnh phúc ẩn chứa trong những căn nhà nhỏ mà ấm áp, cư dân là nhiều thế hệ của bệnh nhân mắc bệnh phong sinh sống.

Người dân làng phong hình như bị “vô nhiễm” trước vòng xoáy xô bồ đang phủ lấp xã hội, họ bình dị sống bên cạnh những thị dân Quy Nhơn đang bị cuốn vào làn sóng đô thị hóa. Cư dân làng phong hiện vẫn đang sống với nhịp sinh hoạt như thời cha ông trước đây. Sáng sớm, cánh đàn ông trong làng rủ nhau ra biển thả lưới đánh bắt thủy sản gần bờ, cá tôm được vợ con mang ra chợ bán với những nụ cười tươi rói, dù khoản tiền thu về chẳng bao nhiêu. Cư dân sống bên ngoài làng phong thuộc phường Gềnh Ráng thì được ăn tôm cá tươi rói giá rẻ mua từ những phụ nữ là cư dân làng phong mang ra bán. Chút hạnh phúc nhỏ nhoi được sẻ chia, lan truyền.

Ksor H’Veo với đứa con trái út khỏa mạnh, kháu khỉnh của mình. Ảnh: V.Đ.T.

Ksor H’Veo vui đùa bên con trái út khỏe mạnh, kháu khỉnh. Ảnh: V.Đ.T.

Làng phong Quy Hòa đã tái sinh hạnh phúc cho không biết bao nhiêu gia đình bệnh nhân phong lấy nơi đây làm quê hương thứ hai. Ví như chuyện nhà của cặp vợ chồng anh Đinh Zit và chị Ksor H’Veo. H’Veo là con gái đồng bào dân tộc Jarai ở huyện Ia Pa (Gia Lai). Mới sinh ra, H’Veo đã có nước da đỏ như than hồng, rất khác thường. Người làng kháo nhau H’Veo bị mắc bệnh hủi (bệnh phong), di truyền bệnh của bố. Bố của H’Veo lở lói khắp người do mắc bệnh phong nên bị người làng xua đuổi, đã treo cổ tự vẫn, bỏ lại mẹ con H’Veo sống lắt lay trước những đôi mắt kỳ thị của dân làng.

Lên 5 tuổi, trên người H’Veo xuất hiện nhiều vết lở loét ăn mòn thân thể. Do áp lực từ người làng và vì thiếu thông tin về tiến bộ của y học hiện đại là bệnh này không lây và có thể chữa khỏi, nên mẹ H’Veo đành đoạn mang con bỏ trong rừng. Nhiều lần bị mẹ bỏ vào rừng nhưng bản năng sinh tồn của cô bé Tây Nguyên rất dữ dội, nên H’Veo vẫn tìm được đường trở về làng, sống chui nhủi trong xó bếp sau nhà. Biết chuyện, một Ma Soeur ở huyện Ia Pa đã tìm đến nhà đưa H’Veo xuống Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa cứu chữa.

Cư dân làng phong Quy Hòa sống đầm ấm trong hạnh phúc giản dị. Ảnh: V.Đ.T.

Cư dân làng phong Quy Hòa sống đầm ấm trong hạnh phúc giản dị. Ảnh: V.Đ.T.

Được chữa trị, đến năm 2011 bệnh tình đã bớt hành hạ H’Veo. Một buổi sáng đi bắt cá dưới suối, H’Veo thấy chàng trai người dân tộc Ba Na tên Đinh Zit cũng mang căn bệnh như mình, thân thể đầy vết lở lói. Đồng bệnh tương lân, “thấy ảnh hiền, dù bệnh tật nhưng lúc nào cũng vui vẻ, lạc quan nên mình thích”, H’Veo bộc bạch.

Thế là tình yêu đến với cặp đôi  Đinh Zit và H’Veo. Đinh Zit nhớ lại: “Ngày ấy thích H’Veo mình đâu có biết tỏ tình, cứ nhìn H’Veo miết thôi. Ngày cưới mình cũng không có sính lễ gì, vậy mà về ở với nhau đến nay đã được 3 đứa con rồi”. Tình yêu nhiệm màu là thế!

Những chiếc giày, dép đặc chủng do thợ giày của Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa đóng cho bệnh nhân phong. Ảnh: V.Đ.T.

Những chiếc giày, dép đặc chủng do thợ giày của Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa đóng cho bệnh nhân phong. Ảnh: V.Đ.T.

Vừa rồi, để làm hộ khẩu cư trú tại làng phong Quy Hòa, H’Veo quay lại làng cũ. Ngày trở về, H’Veo không kiềm chế được cảm xúc, nước mắt cứ rơi trên ký ức xưa cũ. Đến nay, vợ chồng Đinh Zit và H’Veo chung sống với nhau đã gần 20 năm, sinh được 3 đứa con xinh xắn, lành lặn. Theo chế độ mẫu hệ nên những đứa con đều mang họ mẹ, đứa lớn là Ksor H’Mia năm nay 17 tuổi, đứa kế là Ksor Guillơ nay 8 tuổi và Ksor Út mới được 1 tuổi.

“Ở làng phong, ngoài được hỗ trợ 100% chi phí điều trị bệnh, gia đình bệnh nhân còn được bố trí nhà ở, giày dép của bệnh nhân thì được các thợ đóng giày đặc chủng của bệnh viện đóng cho. Ngoài ra, mỗi tháng chúng tôi còn được hỗ trợ 400.000 đồng/người; con cái được tạo điều kiện vào thành phố Quy Nhơn học tập. Những năm qua, do nguồn lợi thủy sản ven bờ cạn kiệt, nghề lưới gần bờ không còn hiệu quả, bệnh viện tạo điều kiện cho chúng tôi có công ăn việc làm từ những công việc làm vệ sinh, tưới cây xanh, nhặt cỏ trong khuôn viên làng phong mỗi tháng được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng. Số tiền tuy ít, nhưng “khéo ăn thì no” nên chúng tôi vẫn thấy hạnh phúc”, Đinh Zit trải lòng.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trương Hòa Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai, ông Trương Hòa Bình đã có những vi phạm, khuyết điểm bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật.

Mời gọi doanh nghiệp ngành lúa gạo Việt Nam đầu tư tại Cuba

Cần Thơ Cuba mong muốn học hỏi kinh nghiệm cũng như mời gọi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong ngành lúa gạo Việt Nam tham gia đầu tư, thúc đẩy sản xuất lương thực tại Cuba.

Trao tặng 80 di ảnh cho thân nhân các anh hùng liệt sỹ

Hội Cựu công an nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức lễ trao 80 di ảnh các anh hùng, liệt sỹ tới thân nhân, gia đình.