| Hotline: 0983.970.780

Rạn nứt

Thứ Năm 09/09/2010 , 11:04 (GMT+7)

Điều cháu và gia đình đang băn khoăn là gần đây bố cháu thường xuyên "đi tối về muộn" và có vài câu nói không đúng sự thật.

Ảnh minh họa
Cô Dạ Hương kính mến!

Cháu thật diễm phúc và may mắn được sinh ra và lớn lên trong một gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Mẹ cháu là một người nông dân bình dị, chân thật, tảo tần sớm chiều chỉ biết chăm lo công tác đồng áng và nhà cửa, riêng bố cháu là một người trí thức chuyên công tác xã hội, quan hệ giao tiếp rộng rãi nên quen biết nhiều bạn bè. Cháu thầm cảm ơn cuộc đời đã ban cho cháu có được một người bố tuyệt vời, hình ảnh của bố luôn luôn và lúc nào cũng đẹp trong ánh mắt và trong lòng của chúng cháu.

Nhưng điều cháu và gia đình cháu đang băn khoăn là gần đây bố cháu thường xuyên "đi tối về muộn" và có vài câu nói không đúng sự thật. Mỗi khi mẹ và các cháu hỏi đến bố chỉ trả lời cho qua chuyện hoặc đánh trống lảng. Đã nhiều lần mẹ và chúng cháu khuyên bố giảm bớt công việc để giữ gìn sức khỏe nhưng bố không nghe. Cháu biết bố cháu có những chuyện thầm kín mà bố không nói ra để gia đình cùng chia sẻ.

Với tình trạng ngày một đi vào sự nguội lạnh giữa bố và mẹ như thế, cháu lo lắm cô à. Nếu có sự xuất hiện của người thứ ba thì cháu sẽ làm gì để có thể hâm nóng lại tình nghĩa vợ chồng của bố và mẹ cháu suốt mấy mươi năm mà hiện đang có tình trạng không khách quan, thưa cô?

Hôm nay, cháu gửi email đến cô tha thiết mong cô sớm cho cháu một lời khuyên và chia sẻ  tâm sự lẩn khuất trong lòng cháu. Qua đây cháu tha thiết mong bố cháu nếu đọc được kỳ thư và hãy biết rằng những đứa con của bố đang muốn gào lên: "không bao giờ như vậy nữa, bố ơi! Không phải một lời hứa sẽ khắc phục mà là cương quyết thực hiện bố à, mẹ và các con thương bố nhiều và chờ lắng nghe tâm tình của bố!".

Cháu gái xin cô bí mật địa chỉ email cô nhé.

Cháu thân mến!

Thói thường, khi bố mẹ đã có vài mươi năm gắn bó thì quá trình bời rời đã bắt đầu. Nói điều này với các cô cậu còn trẻ thật khó lọt tai, đúng không? Nhưng quy luật tâm lý nó có tiếng nói riêng. Cô ví dụ. Khi ta còn bé, mái ấm gia đình nó đáng trọng biết bao nhiêu, vậy mà đến tuổi thiếu niên thôi là ta đã thấy nó nhàm chán, bó buộc và chật hẹp. Ta cứ muốn bay đi, muốn bay thật cao và đi thật xa để nó chỉ là nỗi niềm của ta ở trong lòng. Và ta tìm mọi cách để điều đó xảy ra.

Một gia đình chồng vợ cũng vậy. Làm sao không nhàm chán với một người mấy mươi năm như thế, những bữa ăn như thế và những nghĩa vụ như thế? Vậy là hướng ngoại, đàn ông dễ sinh cái lòng ấy hơn vì họ là giống đực, ham lạ và đi nhiều. Và khi đã đặt một chân ra ngoài rồi mới thấy hình như vậy là bất an, hình như cái lạ chưa chắc đã hay, hình như cái đã từng có mới thực sự thiêng liêng. Bi kịch thay, khi ta đã lỡ thì ta mới thấy tiếc cái đã từng. Con người là như vậy.

Không loại trừ mẹ đang già, đang cũ mèm mặc dù mẹ rất tốt và đức độ. Sẽ có một lúc người đàn ông không xem đức độ là trọng nếu “miếng mỡ” trong tầm mắt họ thơm quá, ngậy quá. Nói mẹ nên chuẩn bị tinh thần để tha thứ bố là sòng phẳng quá không? Bố đang lên, bố có địa vị, bố có uy và chắc cũng có tiền, vậy là phụ nữ xếp hàng để “xin chết” không ít đâu. Giai đoạn xám ngoét trong quan hệ vợ chồng diễn ra lúc hai người vào trung niên. Bố tuyệt vời sẽ thôi tuyệt vời và mẹ bao dung có lúc lại không bao dung chút nào.

Chuyện vẫn còn trong dạng linh cảm và nghi vấn. Các cháu không nên thần tượng bố như bố là thánh. Đàn ông chung quanh thế nào thì bố cũng không khác họ bao nhiêu đâu. Và cũng không nên gạn hỏi, rình rập hay đoán già đóan non, làm bố bực mình hay khiến cho mẹ đa nghi thêm. Chuyện gì đến sẽ đến, như mưa là phải có giông và sấm chớp.

 Nhưng cháu vẫn có một việc để làm thường xuyên và không bao giờ muộn là gần gũi bố hơn, giúp mẹ chăm sóc bố nhiều hơn, thậm chí đóng vai một người bạn nhỏ thực thụ của bố trong những vấn đề bố quan tâm. Rồi bố sẽ nghĩ kỹ nếu như bố muốn thử một lần phản bội mẹ. Rồi bố sẽ thấy ngượng với con mình khi nó tin và quá kỳ vọng ở mình như vậy. Rồi sẽ và rồi sẽ, mưa dầm thấm lâu, cháu nhé.

Nhớ, cháu là con, cháu không thể ghen giúp cho mẹ được. Cháu phải hiểu bố, thông cảm và khách quan. Dù bố có thế nào với mẹ thì bố vẫn là bố của cháu, như cháu từng tin yêu.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm