| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất lúa theo chuẩn SRP giúp nông dân tăng lợi nhuận

Thứ Ba 09/11/2021 , 06:42 (GMT+7)

ĐBSCL Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP nhằm giúp giảm thiểu tác động đến môi trường và đảm bảo sinh kế cho người nông dân phát triển nông nghiệp bền vững.

Nông dân An Giang và Đồng Tháp sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân An Giang và Đồng Tháp sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

The Sustainable Rice Platform (SRP) là một liên minh đa đối tác toàn cầu, được thành lập vào tháng 12 năm 2011 bởi Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), với mục đích khuyến khích sự phát triển bền vững và tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chuỗi giá trị lúa gạo nói riêng. IRRI là đơn vị được SRP ủy thác trách nhiệm đào tạo về tiêu chuẩn canh tác lúa bền vững theo tiêu chuẩn SRP.

Tiêu chuẩn SRP cho canh tác lúa bền vững là tiêu chuẩn tự nguyện đầu tiên trên thế giới, bao gồm 41 yêu cầu được tổ chức theo 8 chủ đề rất quan trọng đảm bảo quy trình canh tác, quản lý đồng ruộng, tiết kiệm nước, đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động.

Với định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, Tập đoàn Lộc trời đã gia nhập SRP vào năm 2015. Vào vụ đông xuân 2019-2020, Tập đoàn Lộc Trời tiếp tục nâng cao việc áp dụng tiêu chuẩn SRP bằng việc triển khai mô hình SRP ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Với sự hỗ trợ toàn diện của Tập đoàn Lộc Trời, 13 nông dân trong mô hình đã đạt 100% tiêu chuẩn SRP và là 13 người đầu tiên trên thế giới đạt thành tích hoàn hảo này. 

Trong 4 mùa vụ liên tiếp, các nông dân thực hiện mô hình SRP của Tập đoàn Lộc Trời tại ĐBSCL tiếp tục đạt được thành tích 100 điểm tuyệt đối. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong 4 mùa vụ liên tiếp, các nông dân thực hiện mô hình SRP của Tập đoàn Lộc Trời tại ĐBSCL tiếp tục đạt được thành tích 100 điểm tuyệt đối. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Không dừng lại ở đó, trong 4 mùa vụ liên tiếp, các nông dân thực hiện mô hình SRP của Tập đoàn Lộc Trời tiếp tục đạt được thành tích 100 điểm tuyệt đối. Lộc Trời là đơn vị đầu tiên và duy nhất trên thế giới đạt được thành tích này trong 2 năm liên tiếp.

Nhằm giúp nông dân có đánh giá trực quan về lợi ích của SRP, Trạm Khuyến nông huyện Tri Tôn (An Giang) đã xây dựng mô hình trình diễn tại ruộng lúa của nông dân Lê Văn Phước (ấp Tân Thuận, xã Tà Đảnh) trong vụ thu đông năm 2020 vừa qua. Trên diện tích 2ha, ông Phước trồng giống lúa OM18 được hỗ trợ giống, phân thuốc, được tập huấn quy trình canh tác lúa “1 phải 5 giảm” với các nội dung kỹ thuật chủ yếu như: làm đất, quy trình bón phân, phòng trừ sâu bệnh, hướng dẫn ghi chép nhật ký đồng ruộng.

Ông Phước thực hiện quy trình sạ thưa với mật độ 130kg lúa giống/ha, thực hành sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc và đúng cách).

Sau 3 tháng canh tác, Trạm Khuyến nông huyện Tri Tôn tổ chức hội thảo tổng kết mô hình với sự tham gia của trên 60 nông dân cùng các kỹ thuật viên các xã Tà Đảnh, Tân Tuyến, Cô Tô, Núi Tô và trấn Tri Tôn. Sau khi tham quan trực tiếp mô hình canh tác lúa gạo bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế SRP, nhiều nông dân tỏ ra thích thú khi thấy ruộng lúa của ông Lê Văn Phước phát triển tốt mà giảm được chi phí đáng kể.

Nhiều nông dân sản xuất lúa theo mô hình SRP giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận đáng kế so với sản xuất truyền thống trước đây. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhiều nông dân sản xuất lúa theo mô hình SRP giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận đáng kế so với sản xuất truyền thống trước đây. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhờ sử dụng giống tốt nên cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ, giảm áp lực dịch hại, sử dụng phân bón cân đối, hợp lý nên lúa hạn chế đổ ngã, giảm sâu cuốn lá và các bệnh đạo ôn, cháy bìa lá so ruộng đối chứng. Khi áp dụng canh tác theo tiêu chuẩn SRP, ruộng của ông Phước giảm được lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới, thất thoát sau thu hoạch mà năng suất vẫn tăng. Nhờ vậy, lợi nhuận cao hơn ruộng đối chứng gần 4 triệu đồng/ha.

Còn nông dân Nguyễn Văn Hùng, thành viên HTX Thắng Lợi, ở xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) lần đầu tiên áp dụng canh tác lúa theo tiêu chuẩn SRP trên diện tích 2ha tuy có phần lo lắng. Vì kỹ thuật hoàn toàn khác với cách sản xuất mà ông đã làm nhiều năm qua, ít bón phân, ít phun thuốc, cũng không phun thuốc ngừa sâu bệnh để bảo tồn thiên địch, chỉ phun khi mật độ sâu rầy có khả năng ảnh hưởng đến lúa. Nhưng khi cuối vụ, tổng kết lại, chi phí, công lao động đều giảm mà năng suất cao hơn những vụ trước nên rất phấn khởi.

Ông Hùng cho biết, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP sẽ giúp nông dân quản lý lượng nước tưới, nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khi áp dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) từ đó việc sản xuất lúa sẽ thích ứng tốt trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay. Chưa kể khi lúa sản xuất theo chuẩn SRP được doanh nghiệp thu mua giá cao hơn bình thường, ngay việc tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí trong quá trình canh tác đã giúp hiệu quả kinh tế tăng lên khá nhiều.

Ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời, cho biết: Từ vụ đông xuân 2019-2020 cho đến nay, Tập đoàn Lộc Trời tổ chức thực hiện mô hình SRP tại hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang, được tổ chức GlobalGap công bố mô hình đạt 100% tiêu chuẩn. Như vậy, Lộc Trời là đơn vị duy nhất trên thế giới tính đến thời điểm này đạt 100 điểm SRP hoàn hảo trong 2 năm liên tiếp 2020 - 2021.

Tập đoàn Lộc Trời là đơn vị duy nhất trên thế giới tính đến thời điểm này đạt 100 điểm SRP hoàn hảo trong 2 năm liên tiếp 2020 - 2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tập đoàn Lộc Trời là đơn vị duy nhất trên thế giới tính đến thời điểm này đạt 100 điểm SRP hoàn hảo trong 2 năm liên tiếp 2020 - 2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Và mới đây nhất Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã tổ chức đào tạo “Người hướng dẫn được SRP ủy quyền” (SRP Authorized Trainer) cho 16 nhân sự thuộc ngành Dịch vụ và Viện Nghiên cứu nông nghiệp Lộc Trời. Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch xây dựng 100 người hướng dẫn chuyên nghiệp về SRP của Tập đoàn Lộc Trời nhằm phục vụ kế hoạch triển khai rộng mô hình SRP trong thời gian sắp tới.

Đến thời điểm hiện tại, Tập đoàn Lộc Trời đã có 68 người hướng dẫn chính thức của SRP để xuống tận nhà, tận ruộng trực tiếp tập huấn cho nông dân tham gia mô hình SRP. Đây chính là lực lượng nòng cốt để triển khai vùng nguyên liệu 1 triệu ha của Tập đoàn Lộc Trời phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường và đảm bảo sinh kế cho người nông dân của Việt Nam.

Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Trao quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc Vinachem cho ông Nguyễn Hữu Tú

Vinachem tổ chức lễ công bố bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú làm Tổng Giám đốc, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới trong ngành hóa chất Việt Nam.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Bình luận mới nhất