| Hotline: 0983.970.780

Sapa: Chuyển núi Hàm Rồng thành rừng đặc dụng

Thứ Ba 13/04/2021 , 18:33 (GMT+7)

Gần 70 ha rừng sản xuất, rừng tự nhiên tại khu danh thắng quốc gia Hàm Rồng (Sa Pa) được chuyển đổi thành rừng đặc dụng.

Chuyển đổi phục vụ du lịch và quản lý tốt hơn

Mới đây, Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai đã thông qua nghị quyết để chuyển đổi chuyển đổi 67,56 ha rừng tự nhiên, rừng sản xuất tại khu danh thắng quốc gia Hàm Rồng thành rừng đặc dụng. 

Toàn bộ khu vực rừng chuyển đổi nằm trên núi Hàm Rồng (hiện nay thuộc địa phận phường Sa Pa, Thị xã Sa Pa) trước đó đã được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt là khu vực quy hoạch tổng thể danh lam thắng cảnh quốc gia để phục vụ phát triển du lịch tại quyết định số 1338/QĐ-UBND vào ngày 17/5/2019.

Núi Hàm Rồng (Sa Pa). Ảnh: A.K

Núi Hàm Rồng (Sa Pa). Ảnh: A.K

Cụ thể, diện tích rừng, đất rừng chuyển đổi là 67,56 ha gồm: 12,74 ha rừng tự nhiên và 54,82 ha rừng trồng tại địa điểm: Khoảnh 8, tiểu khu 269A; khoảnh 3, 5, tiểu khu 266B; khoảnh 1, tiểu khu 273A, tại phường Sa Pa (thị xã Sa Pa, Lào Cai).

Ông Tô Mạnh Tiến, Phó Giám đốc Sở NNPT-NT tỉnh Lào Cai cho biết, mục đích chuyển đổi loại rừng nhằm quản lý, bảo vệ nghiêm diện tích rừng hiện có, tạo cảnh quan môi trường sinh thái phục vụ cho việc phát triển du lịch trên địa bàn Thị xã Sa Pa, giữ nguồn sinh thuỷ.

Đồng thời, tăng cường cho công tác quản lý đất đai, góp phần giảm áp lực cho các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng tại khu vực danh lam thắng cảnh quốc gia núi Hàm Rồng - Thị xã Sa Pa. 

Tại khu vực rừng núi Hàm Rồng, từ năm 2017 trở về trước, công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng tại khu vực này tương đối ổn định, diện tích rừng hằng năm được duy trì, bảo vệ tốt.

Tuy nhiên, từ năm 2017 trở lại đây, sau khi Công ty Cổ phần Cao su Hàm Rồng bàn giao lại diện tích cho Ban Quản lý Khu du lịch sinh thái Hàm Rồng quản lý tình trạng chồng lấn, tranh chấp về đất đại giữa các hộ gia đình canh tác nưỡng rẫy lâu năm tại khu vực này thường xuyên xảy ra phức tạp, gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động quản lý, bảo vệ rừng. 

Các đối tượng thường lén lút tổ chức chặt phá cây rừng. Bên cạnh đó, sau khi UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt quy hoạch tổng thể danh lam thắng cảnh núi Hàm Rồng tại khu vực này, nhiều đối tượng đã tổ chức mua, bán, chuyển nhượng đất đai. Trong khi đó, công tác quy chủ, hoàn thành giải phóng mặt bằng tới nay chưa được hoàn thiện do vậy việc quản lý hết sức khó khăn...

Đảm bảo các tiêu chí phù hợp luật định

Theo ông Nguyễn Quang Vĩnh, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai, việc chuyển đổi loại rừng từ chức năng rừng phòng hộ và rừng sản xuất sang chức năng rừng đặc dụng đáp ứng tiêu chí, phù hợp theo quy định của Luật Lâm nghiệp, tạo cảnh quan môi trường sinh thái phục vụ cho việc phát triển du lịch trên địa bàn Thị xã Sa Pa.

Núi Hàm Rồng nhìn từ phía trung tâm thị xã Sa Pa. Ảnh: A.K

Núi Hàm Rồng nhìn từ phía trung tâm thị xã Sa Pa. Ảnh: A.K

Khu vực này đã có quyết định của UBND tỉnh Lào Cai công nhận 124 ha là rừng bảo vệ di tích danh lam thắng cảnh quốc gia Hàm Rồng.

Việc chuyển đổi sang rừng đặc dụng còn giúp tăng cường cho công tác quản lý đất đai góp phần giảm áp lực cho các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng tại khu vực.

Trước áp lực đô thị hoá, đồng thời phát triển du lịch, Sa Pa gặp không ít khó khăn nhưng Thị xã luôn chủ động trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.

Sa Pa tích cực tuyên truyền tới người dân, đặc biệt là bà con vùng cao tuyệt đối không được khai thác rừng khi chưa được sự cho phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Hành động phá hoại rừng sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Mới đây, Công an Thị xã Sa Pa đã ra quyết định khởi tố 2 đối tượng về hành vi “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”. Theo đó, đối tượng Tẩn Láo Tả (1997) cùng chú là Lý Phù Tá (SN 1983), đều trú tại thôn Suối Thầu, xã Ngũ Chỉ Sơn (Sa Pa) mang theo cưa máy và búa bổ củi để khai thác cây tại khu rừng Tả trồng thảo quả.

Đây là khu rừng tự nhiên do Ban Quản lý rừng phòng hộ Thị xã Sa Pa là chủ rừng. Khi đang xẻ số cây đã chặt xuống để làm lán thì bị lực lượng bảo vệ rừng phát biện, bắt giữ.

Xác minh tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện 5 cây gỗ rừng tự nhiên phòng hộ bị khai thác trái phép, tổng khối lượng hơn 11 m3. Sau đó, cả 2 đối tượng đã bị khởi tố để xử lý hành vi phá rừng.

Do vậy, dù nhu cầu sử dụng đất phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng tăng mạnh đã có nhiều tác động tới công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, các hành vi phá rừng, lấn chiếm đất rừng chưa có chiều hướng gia tăng phức tạp…

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.