| Hotline: 0983.970.780

Sâu keo mùa thu 'tấn công' ngô ở Lào Cai

Thứ Sáu 26/04/2019 , 08:25 (GMT+7)

Từ đầu tháng 4 tới nay, Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh Lào Cai phát hiện nhiều diện tích ngô tại các huyện nhiễm sâu keo mùa thu. Đơn vị đã ngay lập tức lên phác đồ "điều trị" loài sâu cứng đầu này.

14-59-34_su_keo_1
Sâu keo mùa thu hại ngô phát hiện tại Lào Cai

Trao đổi với Báo NNVN, ông Phạm Quốc Cường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV Lào Cai cho biết, có khoảng 130/21.000 ha ngô của địa phương ghi nhận có sâu keo mùa thu tấn công. Diện tích bị sâu gây hại tập trung ở 4 huyện là Văn Bàn (75 ha), Bát Xát (22,5 ha), Bảo Thắng (23 ha) và huyện Bảo Yên (10 ha).

Địa phương phát hiện sớm nhất là xã Gia Phú của huyện Bảo Thắng với 50/80 ha ngô, chiếm 60% diện tích. Mật độ sâu phổ biến 1 – 2 con/cây. Cục bộ có những cây xuất hiện 5 – 7 con. Theo ông Cường, đặc điểm hình thái và đặc tính gây hại của sâu keo mùa thu là có đầu hình chữ Y ngược. Trên lưng sâu, đốt áp sát đuôi có 4 chấm đen cân đối. Mỗi đốt thân có 4 chấm xếp hàng thành hình thang, lưng có 3 sọc màu sáng chạy song song.

14-59-34_su_keo_2
Đặc điểm hình thái của ngài (bướm đêm) và sâu keo mùa thu

Sâu gây hại từ trong ra ngoài với sức ăn rất khoẻ tại phần ngọn non của cây ngô. Thời điểm gây hại khi cây ngô đạt từ 3 – 9 lá, thậm chí đã xoáy nõn. Với những diện tích ngô đã hạn chế sâu bệnh, phần nõn tiếp tục chồi thành lá, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng tới năng suất.

Ngay sau khi phát hiện, ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai đã gửi mẫu về Hà Nội để xác định đúng loài gây bệnh để tiến hành các biện pháp phòng trừ. Tuy nhiên, đây là loài sâu “cứng đầu”, kháng thuốc BVTV nên phòng trừ vô cùng khó khăn. Cơ quan chức năng đã hướng dẫn người dân áp dụng đồng thời các biện pháp tức thời để diệt loài sâu này.

Một là dùng các loại thuốc bột rắc thẳng vào nõn ngô. Đối vối thuốc là dung dịch, khi phun phải hướng đầu vòi chĩa thẳng vào nõn của cây ngô, tránh thuốc trôi theo lá xuống đấy. Phương pháp nữa là, người dân có thể dùng tay vạch nõn ngô để bắt từng con. “Chúng tôi đánh giá, nếu người dân áp dụng theo đúng những cách trên có thể khống chế rất nhanh sâu bệnh. Riêng phương pháp bắt bằng tay, tuy hơi mất công nhưng cũng nhanh, không gây độc hại môi trường”, ông Cường cho biết.

14-59-34_su_keo_3
Kể cả khi hết sâu bệnh, cây ngô vẫn sẽ bị ảnh hưởng năng suất

Kiểm tra thực tế cho thấy, diện tích ngô bị sâu gây hại tại điểm đầu tiên phát hiện – xã Gia Phú đã phát triển xanh tốt trở lại. Mật độ cũng như tốc độ lây lan của sâu cũng đã giảm xuống rất nhiều. Theo ông Cường, nếu như chính quyền chung tay cùng người dân, cơ quan chức năng vào cuộc thì loài sâu bệnh này không đáng lo.

Cũng theo vị này, những năm trước, tại Lào Cai có thể đã xuất hiện sâu keo mùa thu. Tuy nhiên do mật độ ít, diện tích lây lan ít nên chỉ coi đó là một loại sâu đục thân thông thường. Ông Cường cho biết, diện tích năm nay lớn hơn, nhưng tỉnh đã có biện pháp phòng trừ, vẫn trong tầm kiểm soát nên chưa công bố dịch bệnh. Người dân cũng mới được hỗ trợ về mặt kỹ thuật phòng trừ bệnh.

“Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi trong 2 – 3 tháng tới để xem loại sâu này có đặc tính phá hoại bắp hay không. Chúng tôi cũng chưa nắm được vòng đời chính xác của loại sâu, cũng như ngài để đưa ra biện pháp phòng và diệt tối ưu nhất”, ông Cường chia sẻ.

14-59-34_su_keo_4
Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh Lào Cai ngay lập tức lên phác đồ "điều trị" sâu keo mùa thu

Ông Hà Văn Quang, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bảo Yên cho biết, hiện có 2 xã xuất hiện sâu keo mùa thu hại ngô tại Kim Sơn và Cam Cọn. Do nắm bắt tình hình, triển khai từ sớm nên dịch bệnh đã được khống chế.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV Lào Cai cho biết, đã nắm được và đang cho triển khai nội dung công văn khẩn của Bộ trưởng NN-PTNT hôm 24/4. Lào Cai đang cử 2 cán bộ kỹ thuật xuống Hà Nội tham gia lớp tập huấn kiến thức về sâu keo mùa thu do Cục BVTV tổ chức. “Sau khi 2 cán bộ này trở về, chúng tôi sẽ trao đổi, sau đó sẽ mời các huyện lên để hướng dẫn, phổ biến lại kiến thức”, ông Hùng cho hay.

Để đối phó với sâu keo mùa thu, ngành chức năng tỉnh Lào Cai đã hướng dẫn dùng loại thuốc đặc trị chứa các hoạt chất như Indoxacarb, Chlorantraniliprole, Flubendiamide. Cụ thể: thuốc Captain 350SC; Opulent 150SC; Virtako 40WG; Takumi 20WG; Dupont Prevathon 5SC; Clever 150SC, 300WG…

 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm