| Hotline: 0983.970.780

Sẽ có thêm khu dự trữ sinh quyển thế giới

Thứ Ba 03/02/2015 , 09:06 (GMT+7)

Ông Lê Văn Hương, GĐ Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng) cho biết đã xây dựng hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận VQG Bidoup Núi Bà là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Ông Lê Văn Hương, GĐ Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng) cho biết: Một trong những hoạt động khá nổi trội thuộc chương trình nghiên cứu khoa học của vườn là việc hợp tác với Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật và Ủy ban Chương trình con người và sinh quyển Việt Nam xây dựng hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận VQG Bidoup Núi Bà là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Trong 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam đã được công nhận, khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai (trước đó được gọi là khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Tiên) là “có phần” của Lâm Đồng (cùng với hai tỉnh lân cận là Đồng Nai và Bình Phước).

Nếu khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang chính thức được công nhận thì Lâm Đồng là địa phương gần như duy nhất “sở hữu” nó.

Theo ông Hương, VQG Bidoup Núi Bà thực ra chỉ là phần lõi của khu dự trữ sinh quyển Lang Biang. Bởi, theo hồ sơ lập trình lên tổ chức UNESCO, khu dự trữ sinh quyển Lang Biang có diện tích lên đến 260.000 ha; bao gồm vùng lõi gần 70.000 ha hiện đang thuộc quyền quản lý của VQG Bidoup Núi Bà, vùng đệm hơn 85.000 ha và vùng chuyển tiếp gần 117.700 ha.

Toàn bộ 260.000 ha này nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương (vùng lõi) và các địa phương lân cận là TP Đà Lạt, các huyện Lâm Hà, Đức Trọng và Đơn Dương (vùng đệm và vùng chuyển tiếp).

Trong một hội nghị được tổ chức mới đây, đại diện Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và sinh quyển Việt Nam cho rằng: Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang có giá trị như một sự kết nối giữa con người với thiên nhiên, kết nối giữa văn hóa bản địa Tây Nguyên với rừng - không gian sinh tồn của các cư dân bản địa.

Kết quả khảo cứu của cơ quan chức năng cho thấy, VQG Bidoup Núi Bà hiện có hơn 2.000 loài thực vật và khoảng 400 loài động vật; trong đó có 127 loài có tên trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới.

Xem thêm
Vịt Xiêm lai Pháp thích hợp cho chăn nuôi nhỏ lẻ

ĐBSCL Tại ĐBSCL, mô hình nuôi vịt Xiêm lai Pháp được bà con nông dân đánh giá mang lại hiệu quả cao, thích hợp cho hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, truyền thống.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Một xã thu 135 tỷ đồng mỗi năm từ cây ổi

HẢI DƯƠNG Cây ổi chiếm 95% diện tích canh tác của xã Liên Mạc. Cây ổi dễ áp dụng VietGAP, nhanh cho khai thác kinh doanh, thu nhập cao, ổn định hơn nhiều so với trồng vải.

Quảng Ngãi xây dựng mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

Các đơn vị đã phối hợp tổ chức gieo sạ bằng máy sạ cụm 12 hàng trên diện tích 5.000m2 tại mô hình ở cánh đồng lúa xã Đức Chánh (Mộ Đức, Quảng Ngãi).