| Hotline: 0983.970.780

Sẽ giám sát định kỳ mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng

Thứ Bảy 16/12/2023 , 16:52 (GMT+7)

ĐẮK NÔNG Thời gian tới, Cục Bảo vệ thực vật sẽ thực hiện giám sát định kỳ các mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đã được cấp.

Tại diễn đàn Khuyến nông @ "Sản xuất sầu riêng theo chuỗi giá trị gắn với mã số vùng trồng phục vụ nhu cầu xuất khẩu" do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông và Giống nông, lâm nghiệp Đắk Nông tổ chức ngày 15/12 tại Đắk Nông, ông Lương Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm BVTV miền Trung (thuộc Cục BVTV) cho biết, Tây Nguyên hiện có diện tích sầu riêng hơn 57 nghìn ha, sản lượng trên 394 nghìn tấn. Đến nay, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã cấp cho Việt Nam 422 mã số vùng trồng và 153 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng.

Ông Ngô Xuân Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Nông cho rằng, diện tích sầu riêng tăng nhanh tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ảnh: Quang Yên. 

Ông Ngô Xuân Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Nông cho rằng, diện tích sầu riêng tăng nhanh tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ảnh: Quang Yên. 

Theo ông Tuấn, thời gian qua, công tác xuất khẩu sầu riêng còn xảy ra nhiều bất cập, ảnh hưởng đến ngành hàng.

“Do đó, để phục vụ cho việc xuất khẩu trong thời gian tới, Cục BVTV sẽ thực hiện giám sát định kỳ các mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đã được cấp theo đúng hướng dẫn và quy định của nước nhập khẩu. Đơn vị sẽ thu hồi mã số xuất khẩu đã cấp khi không tuân thủ các quy định.

Cục sẽ chủ động quy hoạch, thiết lập mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đủ điều kiện cấp mã số, thúc đẩy và kiểm soát chặt chẽ liên kết giữa người dân và đơn vị xuất khẩu để bảo đảm quyền lợi cho các bên”, ông Tuấn cho biết thêm.

Ông Tuấn cũng cho rằng, để ngành hàng sầu riêng lớn mạnh, phát triển bền vững, cần phải có sự chung tay và đồng hành của tất cả các địa phương, tổ chức, cá nhân cùng tham gia chuỗi sản xuất - xuất khẩu sầu riêng nhằm xây dựng uy tín, thương hiệu của ngành hàng sầu riêng trên thị trường quốc tế.

Đắk Nông cần xây dựng chuỗi liên kết để giúp ngành hàng sầu riêng địa phương phát triển bền vững. Ảnh: Quang Yên.

Đắk Nông cần xây dựng chuỗi liên kết để giúp ngành hàng sầu riêng địa phương phát triển bền vững. Ảnh: Quang Yên.

Ông Ngô Xuân Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Nông cho rằng, đầu ra cho sản phẩm nông sản của địa phương nói chung, trái sầu riêng nói riêng còn chưa thật sự ổn định, phụ thuộc lớn vào các thương lái thu mua, giá cả bấp bênh, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, chủ yếu là trong nước và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, một số ít được xuất khẩu sang Singapore, các nước châu Âu...

Cùng với đó, quy định đối với sầu riêng từ thị trường nước ngoài rất nghiêm ngặt về đối tượng kiểm dịch thực vật và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm. Do đó, người dân cần tuân thủ các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Việt Nam và nước nhập khẩu. Hiện nay sầu riêng Đắk Nông chưa xây dựng được chuỗi liên kết bền vững.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Hà Nội có 124 cơ sở được cấp mã số vùng trồng với 794 ha

Mã số vùng trồng được cho là phương pháp quản lý tận gốc chất lượng nông sản, tuy nhiên câu chuyện thực hiện và giám sát nó hiện vẫn còn nhiều khó khăn.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.