| Hotline: 0983.970.780

SGK LS 10: Không phân biệt được "sử thi"& "sử ca"?

Thứ Hai 16/02/2009 , 08:00 (GMT+7)

Đây là một sự thật khó tin nhưng lại thể hiện rõ ràng trong SGK LS 10. Quyển sách cũng mắc một số lỗi sơ đẳng nhất...

Đây là một sự thật khó tin nhưng lại thể hiện rõ ràng trong SGK LS 10. Quyển sách cũng mắc một số lỗi sơ đẳng nhất...

>> SGK Lịch sử 8: Sai cả những tri thức ''phổ cập''
>> SGK Lịch sử 7 - Những điều chưa chuẩn
>> SGK Lịch sử 6 - “Sạn'' dày trong một cuốn sách mỏng

Đừng nhầm lẫn “Thiên Nam ngữ lục”

LS 10 khi trình bày về “Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI - XVIII” có nhận xét: thời kỳ này, “Về sử học, bên cạnh các bộ lịch sử của nhà nước, có nhiều bộ sử của tư nhân như Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên…và đặc biệt là bộ sử thi bằng chữ Nôm Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh)” (trang 124).

Đoạn trích trong LS 10 trên đây chưa đầy một câu nhưng có khá nhiều thiếu sót. Thứ nhất, không giải thích nghĩa của các tác phẩm có nhan đề chữ Hán cho học sinh. Trình độ học sinh lớp 10 chắc chắn phần đông xa lạ, không hiểu “Ô châu cận lục”, “Đại Việt thông sử”, “Phủ biên tạp lục”, “Đại Việt sử ký tiền biên” là gì, do ai viết? Thứ hai, không thể xếp tác phẩm “Thiên Nam ngữ lục” (Ghi chép về chuyện dưới trời Nam) vào số các “công trình sử học” thế kỷ XVI - XVIII, vì nó là “tập diễn ca lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Nôm, xuất hiện khoảng cuối thế kỷ XVII, gồm 8.136 câu thơ lục bát và 31 bài vừa thơ vừa sấm ngữ viết bằng chữ Hán và hai bài thơ Nôm thất ngôn bát cú” (theo “Từ điển Văn học”, phần chấp bút của PGS. Bùi Duy Tân, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2004 - trang 1672).

Tuy diễn ca lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng cho đến thời Lê - Trịnh, song trước hết “Thiên Nam ngữ lục” là “tác phẩm văn học”. Cho nên, đặt “Thiên Nam ngữ lục” bên cạnh các tác phẩm của Lê Quý Đôn và “Đại Việt sử ký tiền biên” là khiên cưỡng - vì nó không phải một “bộ sử” đích thực.

Thứ ba, LS 10 coi “Thiên Nam ngữ lục” là “bộ sử thi bằng chữ Nôm” lại càng sai. Trên nhiều phương diện (về độ dài - dung lượng tác phẩm; thời gian, sự kiện được đề cập), chỉ có thể xem tác phẩm có “tính chất sử thi”. “Sử thi” và “tính chất sử thi” là hai chuyện hoàn toàn khác (nhiều tác phẩm có “tính chất sử thi” vẫn không được định danh “sử thi”). Cho đến nay, không một công trình nghiên cứu nào của học giới khẳng định “Thiên Nam ngữ lục” là “bộ sử thi” như LS 10. LS 6 tuy có nhiều sai sót nhưng phần trích dẫn tác phẩm này (đoạn nói về Hai Bà Trưng phất cờ nghĩa) đã ghi chính xác đây là “áng sử ca dân gian thế kỷ XVII” (trang 48). 

Các thiếu sót khác

Viết về cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (năm 1077), LS 10 trích dẫn cả phiên âm chữ Hán và bản dịch bài thơ “Nam quốc sơn hà” (trang 97), ấy thế nhưng cả hai lần trích dẫn đều thiếu dấu chấm hỏi (?) đặt sau câu “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?” (phần phiên âm) và “Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?” (phần dịch thơ). Cần lưu ý, trong ngữ pháp chữ Hán, “hà” là câu hỏi (“hà cớ?”).

Cũng vẫn tác phẩm “Nam quốc sơn hà”, viết như LS 10 “Từ thời Trần, văn học dân tộc ngày càng phát triển. Hàng loạt bài thơ, bài hịch, bài phú nổi tiếng như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo… cùng hàng loạt tập thơ chữ Hán đã ra đời” (trang 103) có thể khiến học sinh “bé cái lầm” rằng thi phẩm “Nam quốc sơn hà” ra đời trong thời Trần. Thực tế, bài thơ đã có “đời sống riêng” trước thời gian này rất lâu. Chẳng phải chính LS 10 cách đó ít trang vừa nói nó từng ngân vang khi quân dân ta chống giặc Tống xâm lược sao?

LS 10 khẳng định “Trong các di chỉ thời Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng” (trang 72) rất thiếu chính xác so với tư liệu hiện có. Theo PGS Hán Văn Khẩn, tác giả cuốn chuyên khảo “Văn hóa Phùng Nguyên” (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005) thì “Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đều xếp Văn hóa Phùng Nguyên vào sơ kỳ thời đại đồng thau.

Mặc dù vậy, vết tích đồng rất hiếm gặp ở các di tích Phùng Nguyên (…). Chỉ có một ít cục và xỉ đồng phát hiện được trong tầng văn hóa không bị xáo trộn ở di chỉ Gò Bông và một vài địa điểm khác được coi là thuộc văn hóa Phùng Nguyên” (trang 125 - 126). Chứng tích vật chất cụ thể ít ỏi như vậy, đâu là địa điểm tác giả SGK tìm thấy nhiều “dây đồng”, “dùi đồng” để giới thiệu với học sinh cả nước? Kích thước, hình dạng các hiện vật này thế nào?

Và giống như các cuốn SGK khác người viết từng đề cập, LS 10 cần lưu ý các địa danh thuộc đất Hà Tây, Vĩnh Phúc trước đây nay đã thuộc Hà Nội: Phúc Thọ (trang 83), Chùa Tây Phương (trang 123), Ứng Hòa (trang 131), Mê Linh (trang 84)…

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất