| Hotline: 0983.970.780

Siết chặt các điểm nóng tiêu thụ gỗ lậu

Thứ Sáu 25/10/2013 , 09:59 (GMT+7)

Huyện Hoài Nhơn (Bình Định) được xem như là “cái túi” của nhiều ngả gỗ lậu đổ về để tiêu thụ, hoặc làm nơi trung chuyển đi nơi khác.

Giáp ranh với những địa phương “nóng” với nạn khai thác gỗ trái phép như các huyện An Lão, Hoài Ân (Bình Định); Đức Phổ (Quảng Ngãi), do đó, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) được xem như là “cái túi” của nhiều ngả gỗ lậu đổ về để tiêu thụ, hoặc làm nơi trung chuyển đi nơi khác.

Theo thống kê của Hạt Kiểm lâm Hoài Nhơn, trên địa bàn huyện này đang có đến 54 cơ sở chế biến gỗ và hàng trăm xưởng cưa đang hoạt động nhiều hình thức: Trại mộc dân dụng, cơ sở đóng tàu cá và mua bán lâm sản. Do đó, nhu cầu tiêu thụ gỗ trên địa bàn huyện rất lớn.

Không chỉ vậy, Hoài Nhơn còn là điểm trung chuyển của gỗ lậu khai thác trái phép từ huyện An Lão đưa xuống địa bàn thị trấn Bồng Sơn; hoặc từ huyện Hoài Ân đưa xuống địa bàn xã Hoài Đức, rồi từ đây vận chuyển đi nơi khác để tiêu thụ. Do đó, từ trước đến nay, Hoài Nhơn vẫn được xem là điểm nóng về nạn vận chuyển và tiêu thụ gỗ lậu.


Lâm sản bị thu giữ tại Hạt Kiểm lâm huyện Hoài Nhơn

Theo ông Trần Trung Miên, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hoài Nhơn, để ổn định vùng giáp ranh với huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), ngành Kiểm lâm 2 huyện đã thiết lập quy chế phối hợp nhằm ngăn chặn triệt để hoạt động của lâm tặc. Khi có dấu hiệu vi phạm của lâm tặc, chính quyền các địa phương trong vùng giáp ranh như các xã Phổ Cường, Phổ Khánh (Đức Phổ - Quảng Ngãi) và Hoài Sơn (Hoài Nhơn - Bình Định) liền phối hợp với kiểm lâm địa bàn tổ chức tuần tra, ngăn chặn.

Do đó, trong những năm gần đây, nạn khai thác lâm sản trái phép trong những diện tích rừng tự nhiên ở khu rừng giáp ranh Bình Định - Quảng Ngãi được lắng dịu. Hiện địa bàn vùng giáp ranh này chỉ còn nổi cộm nạn săn bắt, vận chuyển và mua bán động vật hoang dã.

Các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn của huyện Hoài Nhơn cũng được ngành chức năng quản lý rất chặt. Hạt Kiểm lâm Hoài Nhơn thường xuyên phối hợp với Cảnh sát kinh tế thuộc Công an huyện tổ chức kiểm tra các cơ sở chế biến lâm sản và các xưởng cưa trên địa bàn.

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hoài Nhơn, ông Trần Trung Miên, cho biết: “Trong thời gian gần đây, tính chất quy mô trong những hoạt động của lâm tặc trên địa bàn được chúng thu nhỏ dần để tránh sa lưới ngành chức năng. Các cơ sở chế biến lâm sản và các xưởng cưa không còn dám tiêu thụ và tàng trữ gỗ lậu vì sợ nếu vi phạm sẽ bị rút giấy phép hoạt động”.

Nếu như trong năm 2012, Hạt Kiểm lâm huyện Hoài Nhơn tổ chức 136 đợt tuần tra, kiểm tra và phát hiện 34 vụ vi phạm lâm luật, trong đó có 4 vụ chuyển đến cơ quan Cảnh sát điều tra xử lý hình sự thì trong 9 tháng đầu năm 2013, ngành chức năng huyện này đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra lên đến 236 đợt, phát hiện 12 vụ vi phạm, trong đó có 3 vụ tàng trữ gỗ lậu, 1 vụ mua bán động vật hoang dã, 1 vụ vận chuyển lâm sản và 1 vụ khai thác lâm sản trái phép.

Những con số trên cho thấy, khi sự phối hợp của các ngành chức năng càng chặt chẽ, công tác tuần tra, kiểm tra được tăng cường thì hành vi vi phạm của lực lượng lâm tặc càng giảm.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

2 người ở Hà Giang bị thương do thiên tai

Mưa lớn kèm gió lốc đêm 4, ngày 5/5 trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã khiến 2 người bị thương và 378 nhà dân bị tốc mái, hư hỏng.