| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng cao hổ cốt

Thứ Năm 09/09/2010 , 10:55 (GMT+7)

Tôi bị thoái hóa, gai cột sống, viêm gan, tiểu đường nhẹ, tăng huyết áp... Xin hỏi có thể điều trị bằng cao hổ cốt hay không?

* Tôi 55 tuổi, bị thoái hóa cột sống, gai cột sống, viêm gan mạn tính, viêm gân và rách sụn do chơi quần vợt, ngoài ra còn bị tiểu đường nhẹ, tăng huyết áp. Xin hỏi có thể điều trị bằng cao hổ cốt hay không?

Lê Thanh Bình, UBKT Huyện ủy Long Điền, Bà Rịa-Vũng Tàu

Xin khẳng định là không có hy vọng gì dùng cao hổ cốt (dù là thật - rất hiếm và rất đắt) có thể tác động gì tốt cho các bệnh của bạn. Cần điều trị theo chỉ định của các BS ở Bệnh viện tỉnh nhà. Để rõ hơn tôi xin trích ý kiến của GS Việt kiều Nguyễn Văn Tuấn (Australia) về chuyện cao hổ cốt: Hiện nay trên thị trường “chợ đen”, xương cọp (hổ) có giá 1.250-3.750 USD/kg. Mỗi con cọp trung bình có trọng lượng xương khoảng 20kg. Do đó, không ngạc nhiên khi một con cọp có giá đến hàng trăm ngàn USD. Giá cọp trên thị trường “chợ đen” là động cơ thương mại cũng là một nguy cơ đe dọa sự tồn vong của cọp, đặc biệt là cọp Đông Dương (Panthera tigris corbetti).

Cọp tuyệt chủng ở Bali từ thập niên 1940, Java vào thập niên 1980, vùng biển Caspian vào thập niên 1970. Riêng ở Đông Dương, vài năm trước đây, tạp chí National Geographic ước tính số cọp sống sót trong rừng chỉ khoảng 300 con hay ít hơn. Từ năm 1990-1992, Trung Quốc xuất khẩu 27 triệu đơn vị sản phẩm chế biến từ cọp. Đây cũng là nơi chế biến và tiêu thụ cọp nhiều nhất thế giới, bị các tổ chức bảo vệ môi sinh chỉ trích nhiều nhất. Năm 1993, trước áp lực của các tổ chức quốc tế, Chính phủ Trung Quốc ra lệnh cấm buôn bán cọp và các cơ phận của cọp. Tuy nhiên trong thực tế, cọp ở Trung Quốc vẫn bị bắt và “hi sinh” cho các mục tiêu kinh doanh.

 Xương cọp và cao hổ cốt liệu có hiệu quả y học xứng đáng với cái giá đang đe dọa sự tồn vong của loài dã thú này? Khoảng 13% nguyên liệu dùng chế biến thuốc bắc là từ động vật hoang dã. Trái với những loại thuốc cổ truyền dựa vào thực vật, thuốc bắc chế biến từ động vật chưa bao giờ được thử nghiệm lâm sàng để biết hiệu quả của chúng ra sao. Đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào trong y văn cho thấy cao hổ cốt có hiệu quả điều trị bệnh viêm khớp xương hay loãng xương. Hoàn toàn không có. Cũng chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy cao hổ cốt có tác dụng chống viêm và cường dương. Tất cả những cái gọi là lợi ích y tế của cao hổ cốt chỉ là những lời đồn đại, huyền thoại và niềm tin.

Trong lịch sử y khoa không thiếu những đồn đại và huyền thoại kéo dài hàng trăm năm, nhưng khi đưa vào thử nghiệm bằng khoa học thì tất cả đều trở nên hài hước. Đã đến lúc có thể khẳng định cao hổ cốt chẳng có giá trị y khoa nào.  Hoàn toàn không có. 

* Nhắn bạn Nguyễn Văn Kiên, Hội Làm vườn tỉnh Bắc Ninh.

Chuyên mục này chỉ giải đáp các vấn đề liên quan đến khoa học mà thôi. Tuy nhiên việc Hội Làm vườn tỉnh Bắc Ninh không tiến hành Đại hội hết nhiệm kỳ (mặc dầu UBND tỉnh đã có công văn số 2043/ UBND-NC ký ngày 31/12/2008 yêu cầu phải tổ chức Đại hội chậm nhất là trong Quý I -2009) thì rõ ràng là sai rồi. Bạn nên có thư gửi UBND tỉnh, Đoàn ĐB Quốc hội tỉnh hay Hội làm vườn trung ương để yêu cầu sớm khắc phục khuyết điểm này.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.