| Hotline: 0983.970.780

Sửa Luật Thủ đô: Nhấn mạnh việc xử lý các nguồn phát sinh ô nhiễm

Thứ Tư 29/11/2023 , 15:11 (GMT+7)

Trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này bổ sung nhiều quy định về xử lý nguồn phát sinh ô nhiễm, quy đinh về bảo vệ môi trường.

Nhiều năm qua, TP. Hà Nội luôn quan tâm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và công tác bảo vệ môi trường. TP. Hà Nội thường xuyên ban hành văn bản chỉ đạo về công tác này.

Đề xuất nhiều cơ chế bảo vệ môi trường

Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Lưu Thị Thanh Chi cho biết, kế thừa những cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường của Trung ương, TP. Hà Nội và các quy định trong điều 14 Luật Thủ đô 2012, trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này đã bổ sung nhiều quy định mới về công tác bảo vệ môi trường (BVMT). Trong đó, Dự thảo Luật Thủ đô nhấn mạnh biện pháp xử lý các nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều điểm mới về bảo vệ môi trường.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều điểm mới về bảo vệ môi trường.

Cụ thể, di dời cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường kéo dài, sử dụng quá tải; cơ sở y tế có nguy cơ truyền nhiễm, lây nhiễm cao ra khỏi khu nội đô lịch sử, khu vực đô thị trung tâm. Nghiêm cấm lấn chiếm, gây ô nhiễm sông, suối, hồ, ao, đầm, công viên, vườn hoa, khu vực công cộng; chặt phá rừng, cây xanh trái phép; xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; sử dụng diện tích công viên, vườn hoa công cộng sai chức năng, mục đích.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất bố trí nguồn lực và thu hút đầu tư vào các dự án phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xử lý ô nhiễm môi trường sông, suối, hồ, ao, đầm bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Có chính sách hỗ trợ cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi phương tiện giao thông từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch và lộ trình thực hiện; thu mua, đổi phương tiện giao thông cũ sang phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch để giảm ô nhiễm môi trường; đầu tư phát triển phương tiện giao thông công cộng kết hợp lộ trình hạn chế phương tiện giao thông cá nhân để hạn chế ùn tắc giao thông, giảm phát thải.

Ngoài ra, để giảm ô nhiễm không khí tại Hà Nội, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã xác định phải có sự phối hợp giữa TP. Hà Nội với các địa phương khác trong vùng Thủ đô; có các ưu đãi về đầu tư trong lĩnh vực trồng, phát triển cây xanh, trồng rừng, xử lý rác thải, nước thải, dịch vụ môi trường...

Theo bà Đào Thị Anh Điệp, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) khi được thông qua sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để TP. Hà Nội triển khai nhiều giải pháp đặc thù bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất các biện pháp hỗ trợ cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi phương tiện giao thông từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch và lộ trình thực hiện; thu mua, đổi phương tiện giao thông cũ sang phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch để giảm ô nhiễm môi trường; đầu tư phát triển phương tiện giao thông công cộng kết hợp lộ trình hạn chế phương tiện giao thông cá nhân để hạn chế ùn tắc giao thông, giảm phát thải".

TP. Hà Nội khẳng định sẽ có các biện pháp mạnh hơn để có thể giảm phát thải nhựa, như quy định hạn chế sử dụng bao gói nilon, nhựa khi mua hàng. Những biện pháp mạnh có thể sẽ tác động được vào ý thức của người dân, doanh nghiệp trong việc giảm phát thải nhựa trên địa bàn Thủ đô…

Xử lý các nguồn phát sinh ô nhiễm

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã tăng cường và bổ sung nhiều quy định nhằm BVMT, trong đó nhấn mạnh các biện pháp xử lý các nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường.

Cụ thể, việc di dời các cơ sở sản xuất, bệnh viện ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị trung tâm được quy định tại Luật Thủ đô 2012 tiếp tục được quy định chi tiết và cụ thể tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) như biện pháp, lộ trình di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở y tế… không phù hợp với Quy hoạch chung Thủ đô và di dời cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường kéo dài, sử dụng quá tải hoặc thâm dụng lao động, cơ sở y tế có nguy cơ truyền nhiễm, lây nhiễm cao ra khỏi đô thị trung tâm.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất các biện pháp hỗ trợ cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi phương tiện giao thông từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch và lộ trình thực hiện; thu mua, đổi phương tiện giao thông cũ sang phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch để giảm ô nhiễm môi trường; đầu tư phát triển phương tiện giao thông công cộng kết hợp lộ trình hạn chế phương tiện giao thông cá nhân để hạn chế ùn tắc giao thông, giảm phát thải".

Đồng thời tiếp tục khẳng định TP. Hà Nội sẽ có các biện pháp mạnh hơn để có thể giảm phát thải nhựa, như quy định hạn chế sử dụng bao gói nilon, nhựa khi mua hàng. Những biện pháp mạnh có thể sẽ tác động được vào ý thức của người dân, doanh nghiệp trong việc giảm phát thải nhựa trên địa bàn Thủ đô…

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tân nghiên cứu sinh Harvard: Năng lượng tái tạo là nền tảng phát triển xã hội

Đối với Lê Mạnh Linh (sinh năm 2000), khả năng tiếp cận năng lượng chính là chỉ dấu quan trọng của sự phát triển xã hội, mang lại cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn.