| Hotline: 0983.970.780

Tái đàn heo dịp cuối năm: Cần thận trọng, chắc chắn!

Chủ Nhật 10/11/2019 , 09:20 (GMT+7)

Sau một thời gian bùng phát dữ dội và hoành hành trên cả nước, bệnh Dịch tả heo châu Phi (ASF) đã có những dấu hiệu “hạ nhiệt”.

Cùng với việc giá heo đang ở mức cao do nguồn cung thiếu hụt và nhu cầu lớn dịp cuối năm, người chăn nuôi bắt đầu có lãi và rục rịch tái đàn phục vụ dịp Tết Nguyên đán. Đây là nhu cầu chính đáng và cần thiết của nhà chăn nuôi, tuy nhiên, để không mắc phải thiệt hại đáng tiếc thì việc tái đàn cần phải thực hiện chắc chắn và thận trọng.
 

Hết sức thận trọng

Kể từ khi bùng phát vào tháng 2/2019 đến nay, bệnh ASF đã lan rộng trên hầu hết các tỉnh, thành phố cả nước. Theo số liệu từ Cục Thú y cho thấy, dịch tả heo châu Phi đã xảy ra ở 7.459 xã thuộc 639 huyện của 63 tỉnh, thành phố khiến Việt Nam phải tiêu hủy gần 5 triệu con lợn, với tổng trọng lượng 282.426 tấn (chiếm 7% tổng đàn lợn của cả nước).

Tái đàn heo là cần thiết nhưng cần chắc chắn và thận trọng để tránh những thiệt hại do ASF.

Với một lượng lớn heo bị tiêu hủy thời gian vừa qua dẫn đến nguồn cung hạn chế, đẩy giá heo lên cao hơn trước. Theo dự báo của các chuyên gia, giá heo từ giờ tới cuối năm ở ngưỡng 65.000 – 70.000 đồng/kg. Đây là mức giá để người chăn nuôi bù đắp lại những thiệt hại trong suốt thời gian qua, khi mà chi phí cho công tác phòng dịch ASF cũng đẩy giá thành sản xuất lên rất nhiều.

Theo các cơ quan chức năng, trong 5,36 triệu tấn thịt tiêu dùng của cả nước, thịt heo chiếm khoảng 70%. Vì vậy, nếu không có phương án tái cơ cấu sản xuất, tái đàn thì cuối năm sẽ thiếu thịt phục vụ tiêu dùng trong nước.

Tuy nhiên, cũng theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng, khi tái đàn cần hết sức cân nhắc và thận trọng. Chúng ta chỉ nên tái đàn, nâng đàn ở những khu vực chưa có dịch và đảm bảo an toàn sinh học.

Tại những khu vực từng nhiễm ASF, nhà chăn nuôi cần lưu ý, virus ASF có thể tồn tại rất lâu ngoài môi trường và có thể tồn tại ở máu khô với thời gian 70 ngày. Do đó, khi chuồng trại bị nhiễm ASF, cần tiêu độc khử trùng để tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh mới được tái đàn. Cụ thể, cần tăng cường vệ sinh, tiêu độc sát trùng toàn bộ trang thiết bị, dụng cụ, chuồng trại và xung quanh chuồng nuôi liên tục trong vòng 1 tháng sau khi tiêu hủy toàn đàn heo nhằm ngăn chặn ASF tái bùng phát sau khi tái đàn.
 

Tăng cường hệ miễn dịch chống lại mầm bệnh - một giải pháp để ngăn ngừa ASF

Ngoài áp dụng an toàn sinh học, việc thực hiện các giải pháp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho heo cũng đóng vai trò rất quan trọng. Với những bệnh dịch chưa có vaccine phòng chống như ASF, heo có thể chống chọi với bệnh được hay không chủ yếu là do hệ miễn dịch. Rất nhiều bằng chứng cho thấy, heo khỏe mạnh, có hệ thống miễn dịch tốt thì mức độ rủi ro trong việc nhiễm virus sẽ ít hơn.

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng vật nuôi, để heo có hệ miễn dịch lý tưởng chống lại bệnh dịch, cần thiết phải có một chiến lược dinh dưỡng đảm bảo các tiêu chí sau: giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, có hiệu quả trong việc loại trừ các mầm bệnh xâm nhập; giảm thiểu quá trình gây viêm và đáp ứng của hệ miễn dịch; không làm tổn thương quá mức các tế bào khỏe mạnh; không làm giảm năng suất vật nuôi…

Sản phẩm dinh dưỡng ImmuneX của Provimi giúp tăng sức đề kháng và hỗ trợ tăng trưởng cho heo.

Là một công ty dinh dưỡng vật nuôi hàng đầu thế giới, Provimi luôn nỗ lực để cải thiện sức khỏe một cách an toàn, có trách nhiệm. Với kinh nghiệm nhiều năm đối với ASF ở các nước trên thế giới, vừa qua Provimi giới thiệu Giải pháp dinh dưỡng ImmuneX giúp hỗ trợ miễn dịch của heo chống lại virus, giúp cải thiện năng suất vật nuôi và rút ngắn thời gian xuất chuồng.

ImmuneX được thiết kế theo công thức đặc biệt với công nghệ men biến dưỡng độc quyền giúp điều chỉnh phản ứng miễn dịch tự nhiên. Cơ chế hoạt động dựa trên sự kích hoạt tế bào NK (natural killer cell) để tiêu diệt lại các tế bào bị nhiễm virus trong cơ thể vật nuôi.

Ngoài ra, Polyphenol trong công thức giúp tăng kháng thể IgG, chống bệnh và giảm stress cho đàn heo. Sản phẩm ImmuneX còn được bổ sung tinh dầu giúp kích thích tăng sinh tế bào biểu mô trong ruột, góp phần mở rộng bề mặt hấp thụ chất dinh dưỡng và giúp phục hồi nhanh những tổn thương.

Sản phẩm này đã được đưa vào sử dụng thành công tại Mỹ, châu Âu… và đã có mặt tại thị trường Việt Nam.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.