| Hotline: 0983.970.780

Chăn nuôi heo quy mô nhỏ khó tái đàn

Thứ Ba 24/09/2019 , 09:41 (GMT+7)

Sau gần 6 tháng, bệnh dịch tả heo châu Phi càn quét khắp các tỉnh thành vùng ĐBSCL. Đến nay tình hình dịch bệnh vẫn chưa lắng dịu, chuyện tái đàn trở nên nan giải.

Vẫn còn phát dịch

Đến giữa tháng 9/2019 Sóc Trăng được xem là tỉnh còn có nhiều trại chăn nuôi heo quy mô đàn lớn cùng với hàng ngàn hộ nuôi heo quy mô nhỏ. Những nơi được xem có hệ thống “phòng thủ” bảo vệ nghiêm ngặt nhất như trung tâm giống vật nuôi và một số trang trại có đàn heo trên 1.000 con cũng “thất thủ” vì dịch bệnh lây lan với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Đến ngày 14/9, bệnh DTHCP xảy ra trên 2.700 hộ, tại 510 ấp của hơn 100 xã thuộc 11 huyện, thị xã. Tổng số heo bị bệnh buộc phải tiêu hủy trên 53.200 con, với trọng hơn 3.600 tấn. Cứ mỗi ngày ước tính trung bình 150-200 con heo bị bệnh phải tiêu hủy. Riêng “ốc đảo” Cù Lao Dung hay thị xã Ngã Năm được xem là “phòng tuyến” sau cùng có thể cách ly bệnh DTHCP khá tốt.

Chăn nuôi heo áp dụng biệp pháp an toàn sinh học. Ảnh: Trọng Linh.

Thế nhưng sau cùng dịch bệnh vẫn xâm nhập và mức độ lây lan càng nhanh theo nguồn nước, dòng sông, kinh rạch. Mặc dù các cán bộ, thú y - chăn nuôi và mạng lưới trạm thú y cơ sở tại địa phương túc trực làm việc suốt tuần, áp dụng nhiều biện pháp phòng dịch, cùng với sự hỗ trợ phòng chống dịch của các sở ngành có liên quan… song dịch bệnh vẫn bộc phát tại nhiều nơi.

Ông Lâm Minh Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng, nhận xét: Trong tình hình dịch bệnh đang bùng phát khắp địa bàn tỉnh, các hộ chăn nuôi nhỏ đối phó căng thẳng và tâm trạng chung đều mỏi mệt, lo âu. Vấn đề quan trọng hiện thời là hộ chăn nuôi nhỏ chưa rành kỹ thuật chăn nuôi và áp dụng được biện pháp an toàn sinh học. Do đó nếu nóng vội tái đàn vào thời điểm này sẽ không đảm bảo kết quả tốt.

"Hiện nay tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ chi thiệt hại cho nông hộ. Chi cục Thú y và Chăn nuôi khuyến cáo nông hộ chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi. Trước mắt tận dụng phụ phế phẩm nông nghiệp và đất trồng trọt không hiệu quả sang trồng cỏ chăn nuôi, bò thịt, dê, nuôi gà lông màu hoặc các giống vịt...", ông Hoàng nói.

Vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Ảnh: Trọng Linh.

Chuyển đổi vật nuôi

Tại TP Cần Thơ, từ đầu tháng 9 đến nay bệnh DTHCP có dấu hiệu giảm dần. Sau 6 tháng bùng phát, bệnh DTLCP đã xảy ra trên 2.100 hộ chăn nuôi heo thuộc 76 xã, phường của 9 quận, huyện. Tổng số heo trong vùng ổ dịch hơn 62.800 con, trong đó số heo bệnh gần 30.000 con, chết hơn 12.500 con. Số heo đã tiêu hủy trên 55.200 con.

Tuy chưa có số liệu thông kê đầy đủ, nhưng có xã sau khi DTHCP quét qua gần như là vùng trắng vì chẳng hộ chăn nuôi nào dám nhập heo giống về tái đàn. Phần lớn số hộ chăn nuôi heo ở vùng nông thôn ngoại thành Cần Thơ cho biết, vẫn còn nơm nớp lo sợ, vì giữ đàn heo phòng bệnh DTHCP khiến họ kiệt sức. Một vài hộ còn heo nái đẻ, heo con bán chẳng ai mua nên buộc phải nuôi tiếp trong tâm trạng phập phồng lo sợ dịch bệnh.

Ông Lê Trung Hoàng, Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP Cần Thơ, cho rằng: Trong điều kiện thực tế mầm bệnh còn nên hiện nay hộ chăn nuôi nhỏ không ai dám tái đàn. Vì vậy đối với một số hộ còn nuôi giữ được đàn heo trước mắt cần ngăn ngừa vật nuôi với mầm bệnh, thực hiện chăn nuôi ATSH.

Một hộ ở ngoại thành Cần Thơ tạm thời chuyển sang nuôi gà. Ảnh: Trọng Linh.

Chuồng trại chăn nuôi phải cách xa nhà ở, khu dân cư, nơi đi lại của con người và ngăn chặn sự xâm nhập của các loài vật khác. Tại các trại chăn nuôi phải có rào cản, cửa đóng mở nhằm tránh người ra vào mang virus truyền bệnh.

Chuồng trại chăn nuôi phải có vách ngăn từng khu vực chăn nuôi heo thịt, heo sinh sản, heo con. Người chăn nuôi thực hiện thời gian cách ly mỗi đợt nuôi từ 10 - 15 ngày để vệ sinh chuồng trại, xử lý mầm bệnh, phun thuốc tiêu độc khử trùng.

Đối với đàn heo giống, cần thực hiện nghiêm ngặt về kiểm soát. Trong đó chú ý con giống phải sạch bệnh và xét nghiệm âm tính với bệnh DTHCP và phải đảm bảo an toàn sạch bệnh từ các phương tiện, dụng cụ chăn nuôi.

Để chuẩn bị cho giai đoạn hậu tái đàn, sau khi bệnh DTHCP không còn phát bệnh (21 ngày), theo định hướng phục hồi và phát triển chăn nuôi heo của TP Cần Thơ sắp tới sẽ có sự chuyển đổi, sắp xếp giảm tỉ lệ hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, đồng thời hướng dẫn, vận động chăn nuôi tập trung quy mô lớn ứng dụng tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

    Tags:
Xem thêm
Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Bảo tồn, phát triển cây đào chuông tại Tây Yên Tử

BẮC GIANG Đào chuông phân bố ở các vùng núi cao từ 800m trở lên như Tây Yên Tử (Bắc Giang, Quảng Ninh), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Tam Đảo (Vĩnh Phúc)...

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm