| Hotline: 0983.970.780

Tái đàn heo từ nguồn vốn không tính lãi

Thứ Tư 07/04/2021 , 10:30 (GMT+7)

Sau khi khống chế được dịch tả lợn châu Phi và có nguồn vốn hỗ trợ tái đàn heo, người chăn nuôi ở TX Hoài Nhơn (Bình Định) đã nhanh chóng khôi phục chăn nuôi.

Sau gần 2 năm dịch tả lợn châu Phi hoành hành trên địa bàn, hàng trăm hộ nông dân ở TX Hoài Nhơn (Bình Định) lâm cảnh trắng tay, bởi heo chết trắng chuồng. Sau khi dịch tạm lắng, nhiều hộ nông dân vẫn chưa thể tái đàn heo vì không có vốn.

Do đó, từ khoản tiền 150 tỷ đồng của UBND tỉnh Bình Định cho vay không tính lãi, Ngân hàng Chính sách xã hội TX Hoài Nhơn đã nhanh chóng giải ngân để người chăn nuôi trên địa bàn bị thiệt hại do dịch bênh gây ra có điều kiện tái đàn.

Bà Nguyễn Thị Lai ở khu phố Giao Hội 1 (phường Hoài Tân, TX Hoài Nhơn), chia sẻ: Dịch tả lợn châu Phi đã “khai tử” của bà 5 con heo nái và 40 heo thịt khiến bà bị thiệt hại hơn 80 triệu đồng. Sau khi dịch được khống chế thì bà đã lâm cảnh trắng tay. Đang loay hoay không biết lấy đâu ra tiền để tái đàn heo thì bà Lai được Hội Nông dân thị xã hướng dẫn làm thủ tục để vay 50 triệu đồng không tính lãi suất.

Từ nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội, sau khi tái đàn, chị Nguyễn Thị Lai ở khu phố Giao Hội 1 (phường Hoài Tân) đã xuất bán lứa đầu và tiếp tục thả nuôi lứa 2. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Từ nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội, sau khi tái đàn, chị Nguyễn Thị Lai ở khu phố Giao Hội 1 (phường Hoài Tân) đã xuất bán lứa đầu và tiếp tục thả nuôi lứa 2. Ảnh: Vũ Đình Thung.

“Cầm khoản tiền này tôi đầu tư mua 20 con heo giống siêu thịt về thả nuôi. Nhờ chăm sóc tốt và áp dụng nhiều giải pháp phòng dịch, đàn heo của tôi phát triển sởn sơ, đến cuối năm 2020 tôi xuất trên 1,5 tấn heo thịt với giá bán 80.000đ/kg. Sau khi trừ chi phí, tôi còn cầm được khoản lãi ròng hơn 30 triệu đồng”, bà Lai phấn khởi cho hay.

Theo ông Nguyễn Văn Thu, Chủ tịch Hội Nông dân phường Hoài Tân (TX Hoài Nhơn), sau khi thị xã triển khai gói hỗ trợ tái đàn heo của tỉnh, Hội Nông dân phường Hoài Tân đã phân công cán bộ phối hợp các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn, trưởng các khu phố rà soát, tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại để sẵn sàng tái đàn heo.

Đồng thời trực tiếp đến từng hộ chăn nuôi để nắm bắt nhu cầu vay vốn, hướng dẫn lập hồ sơ để nhanh chóng khôi phục chăn nuôi, ổn định sinh kế. Hiện, đã có 26 hội viên Hội Nông dân phường Hoài Tân được vay vốn tái đàn với tổng dư nợ 1,4 tỷ đồng.

Nhiều hộ chăn nuôi ở TX Hoài Nhơn khôi phục lại đàn nái sinh sản tự tạo nguồn heo giống sạch để công cuộc tái đàn bảo đảm hiệu quả. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Nhiều hộ chăn nuôi ở TX Hoài Nhơn khôi phục lại đàn nái sinh sản tự tạo nguồn heo giống sạch để công cuộc tái đàn bảo đảm hiệu quả. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Trong thời gian qua, trên địa bàn các xã, phường thuộc TX Hoài Nhơn công tác tái đàn heo cũng được đẩy mạnh nhờ nguồn vốn trợ lực, đã có hàng trăm hộ nông dân có điều kiện khôi phục chăn nuôi, ổn định cuộc sống. Ông Trần Tâm, Chủ tịch Hội nông dân xã Hoài Châu, cho biết Hội có 28 hộ chăn nuôi được vay vốn ưu đãi gần 1 tỷ đồng để tái đàn.

Đàn heo trên địa bàn xã đang từng bước được phục hồi, đến cuối năm 2020 đã phát triển trên 15.000 con. Nhờ giá heo hơi dịp cuối năm tăng mạnh nên người chăn nuôi trên địa bàn khắc phục được thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi gây ra.

Chị Nguyễn Thị Thanh Trúc, ở xóm 1, thôn An Qúy Bắc (xã Hoài Châu) cho biết: “Nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình tôi đã mua 20 con heo giống, trong đó có 5 con nái để nuôi sinh sản, 15 con nuôi thịt. Dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu vừa qua 15 con heo thịt của tôi xuất chuồng bán được giá cao, nên gia đình tôi có cái Tết đủ đầy. Thời gian tới, để đảm bảo tái đàn hiệu quả, gia đình tôi sẽ đầu tư nuôi 5 heo nái nữa để tự tạo nguồn giống sạch, phấn đấu đến cuối năm 2021 sẽ khôi phục đàn heo 100 con heo thịt, bằng số lượng heo thường có trong chuồng trước khi bị dịch”.

Nhờ chăm sóc và áp dụng nhiều giải pháp phòng dịch, đàn heo của chị  Nguyễn Thị Lai ở khu phố Giao Hội 1 (phường Hoài Tân) phát triển sởn sơ. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Nhờ chăm sóc và áp dụng nhiều giải pháp phòng dịch, đàn heo của chị  Nguyễn Thị Lai ở khu phố Giao Hội 1 (phường Hoài Tân) phát triển sởn sơ. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo ông Phan Hồ Toản, Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội TX Hoài Nhơn, để giải ngân nguồn vốn hỗ trợ tái đàn heo kịp thời, đơn vị này đã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành rà soát kỹ các điều kiện về chuồng trại đảm bảo theo yêu cầu đối với các hộ vay vốn tái đàn. Đến cuối tháng 6/2020, trên cơ sở danh sách hộ vay vốn đã được UBND TX Hoài Nhơn phê duyệt, Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã đã giải ngân 25 tỷ đồng cho 616 hộ chăn nuôi trên địa bàn 15 xã, phường vay tái đàn. Qua khảo sát thực tế, các hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích, tái đàn khá tốt, có hộ đã xuất bán heo lãi cao. Tại phiên giao dịch tháng 2/2021 vừa qua, có 2 hộ vay đã trả nợ cho ngân hàng được 100 triệu đồng.

Đến cuối năm 2020, tổng đàn heo trên địa bàn TX Hoài Nhơn đã phát triển trên 100.000 con. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Đến cuối năm 2020, tổng đàn heo trên địa bàn TX Hoài Nhơn đã phát triển trên 100.000 con. Ảnh: Vũ Đình Thung.

“Đến cuối năm 2020, tổng đàn heo trên địa bàn TX Hoài Nhơn đã phát triển trên 100.000 con, mặc dù còn giảm 20% so với trước khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra, nhưng đây là tín hiệu đáng mừng khi người chăn nuôi đang tiếp tục thực hiện các giải pháp tái đàn theo hướng chăn nuôi an toàn dịch bệnh”, ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch UBND TX Hoài Nhơn cho biết.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.