| Hotline: 0983.970.780

Tâm sự của người chồng cực khổ

Thứ Hai 09/10/2017 , 06:40 (GMT+7)

Khi chưa bước chân vào ngưỡng cửa hôn nhân, tôi kiên định với suy nghĩ: mình không tùy lụy ai cả, mình phải chính là mình. Nhưng đến khi có vợ, tôi mới hiểu ra rằng “nhất vợ nhì trời” đúng thật.

Có những việc trong cuộc sống gia đình không nói thì không được mà nói thì vợ lại cho rằng “chán con này rồi hay sao mà chê bai lắm thế” nên tôi đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” để cho êm cửa, êm nhà. Tôi ghét nhất là vợ hay so sánh tôi với chồng người khác. Một hôm đi chợ về cô ấy cứ khen nấy khen để một người đàn ông nào đó tên là Thắng giúp cô ấy khi chiếc xe máy không nổ: “Đúng là anh ấy vừa hào hoa phong nhã lại vừa biết ga lăng với phụ nữ, anh mà so với anh ấy chỉ được 1/10”.

Tôi biết vợ mình nói vậy là để tôi học tập, tự sửa đổi bản thân và cố gắng nhiều hơn nữa. Nhưng vợ đã nhầm, những câu khen, chê đại loại như vậy càng khiến cho tôi thêm bực mình và tỏ ra bất mãn. “Cô có thích nó thì đi theo nó, xem nó tốt được với cô mấy ngày”. Thế là cả hai vợ chồng lại xảy ra khẩu chiến. Không biết những người phụ nữ khác có giống như vợ tôi không? Nhưng tôi xin nói thật, đàn ông là chúa ghét vợ mình khen chồng người khác trước mặt họ, càng không thích bị đem ra so sánh rồi kết luận chồng mình "kém" hơn chồng người. Nếu cứ ngồi mà liệt kê chuyện của vợ thì bực mình lắm. Là đàn ông hầu như không có người nào thích vợ mình suốt ngày cằn nhằn, nhăn nhó chồng, con, bởi như vậy sẽ làm cho không khí cuộc sống trong gia đình nặng nề và ngột ngạt lắm.

Xét về mặt tâm lý thì người đàn ông nào cũng vậy, ngày 8 tiếng lao động cật lực căng thẳng ở cơ quan, công trường khi về nhà thấy vợ mặt nặng như chì rồi giận cá chém thớt, cằn nhằn chửi bới luôn miệng thử hỏi ai mà chịu được.

Có một điều mà các bà vợ không hiểu hay cố tình không hiểu là mỗi khi chồng đi làm về tuy có mệt mỏi nhưng thấy vợ vui vẻ, kèm theo giọng nói dịu dàng của vợ thì họ sẽ cảm thấy thích thú và không từ nan một vấn đề gì. Những người phụ nữ khác không biết họ có giống vợ tôi về cái tật nói dai không? Còn vợ tôi thì khỏi phải nói, mỗi khi có việc gì phật ý hay không bằng lòng thì nói tới nói lui cũng một chuyện đó ra rả cả ngày mà không biết chán khiến tôi càng thêm đau đầu.

Điều khiến tôi lo ngại nhất đó là vợ thương con không phải lối. Con muốn gì, thích gì vợ tôi đều "ok" sẵn sàng cho con tiền mà không cần hỏi xem con dùng tiền vào mục đích gì? Chính vì vậy mà mẹ con cứ thậm thà thậm thụt, to nhỏ với nhau nhìn tôi có vẻ bí mất hay giấu giếm khiến tôi vô cùng lo lắng cách cưng chiều con của vợ. Tôi đã cảnh báo vợ về việc cưng chiều con thì cô ấy bảo “đàn ông các anh có đẻ đâu mà biết đau, biết thương con” vợ nói đến thế thì tôi chào thua.

Thực lòng vợ rất quan tâm, để ý đến tôi trong ăn uống và sinh hoạt đó là điều tôi vô cùng cảm ơn nhưng khổ một nỗi cô ấy để ý, quan tâm đến mức thái quá nên tôi có cảm giác mình bị giám sát theo dõi như trẻ con khiến tôi cảm thấy mình mất đi quyền tự do. Trong giao tiếp chỉ một sự vô tình hay thiếu thận trọng của tôi với người khác giới lập tức sẽ bị vợ quy chụp, suy diễn, thêm mắm, thêm muối rồi quy tôi về cái tội "ngoại tình".

Điều mà tôi không thể chấp nhận được trong cuộc sống tình cảm vợ chồng đó là sử dụng tình dục như một công cụ để trừng phạt chồng, đây là sai lầm lớn của vợ tôi và đối với tất cả phụ nữ nói chung. Tình dục là một phần thiêng liêng nhất của cuộc sống hôn nhân. Bất cứ ai sử dụng nó để kiểm soát người bạn đời của mình thì thật là một điều ngớ ngẩn, và sai lầm nếu không nói là sự tan vỡ hạnh phúc gia đình. Vì thế khi vợ chồng có mâu thuẫn thì nên ngồi lại với nhau, cùng thảo luận cởi bỏ những khúc mắc chứ không nên “cấm vận” chuyện này.

Trong tình cảm vợ chồng ghen tuông thái quá là điều tối kỵ, nhưng ghen chút ít là điều rất nên, kể cả đàn ông hay phụ nữ cũng vậy, cần phải có chút lãng mãn đủ phơn phớt hồng thôi đừng đậm đặc quá sẽ rất dễ gây ra hậu họa. Hãy ghen làm sao để người bạn đời của mình luôn muốn ở bên cạnh chứ không phải là muốn trốn đi đâu cho đỡ bị quấy rầy.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm