| Hotline: 0983.970.780

Tàn sát ĐVHD tại Việt Nam "rất nghiêm trọng"

Thứ Tư 31/03/2010 , 10:42 (GMT+7)

TRAFFIC lên tiếng cảnh báo "tình trạng tàn sát động vật hoang dã tại VN là rất nghiêm trọng".

Tài xế Lê Văn Cường và chiếc xe chở 149,3 kg ngà voi bị bắt giữ

Mạng lưới kiểm soát buôn bán động thực vật hoang dã (TRAFFIC) đã có thông cáo gửi NNVN lên tiếng cảnh báo "tình trạng tàn sát động vật hoang dã (ĐVHD) tại VN là rất nghiêm trọng".

Khó kiểm soát

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Xuân Lưu, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP.HCM cho biết, điển hình nhất về tình trạng buôn bán ĐVHD mà Chi cục phát hiện là ngày 19/3 khi bất ngờ ập vào kiểm tra căn hộ của ông Hồ Ngọc Huệ số 37/4, đường Ống Nước, P.Trung Mỹ Tây, Q. 12. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện có nhiều loại rắn đặc biệt quý hiếm (pháp luật nghiêm cấm buôn bán với mọi hình thứ). Qua kiểm tra, thống kê cho thấy có tới 43 kg ĐVHD quý hiếm đang được tàng trữ và chuẩn bị đem đi tiêu thụ. Trong số ĐVHD nói trên có 3 con rắn hổ chúa quý hiếm (thuộc nhóm 1B) nặng 11 kg, 8 rắn hổ mang nặng 8,5 kg, năm rắn hổ mèo nặng 5 kg, 3 kỳ đà hoa nặng 9 kg, một cua đinh nặng 9 kg, 2 con cu ly nhỏ nặng 0,5 kg/con… Lời khai của ông Huệ cho biết, hai vợ chồng làm nghề… buôn bán ĐVHD từ năm 2007 đến nay nhưng không có giấy phép hoạt động. Ngoài ra, số ĐVHD có được nhờ đi thu gom từ các nguồn trôi nổi trên thị trường, sau đó bán cho các quán nhậu kiếm lời.

Tiếp đó, ngày 20/3, lực lượng PC 36 – Công an TP.HCM phối hợp với lực lượng an ninh hàng không (Cảng Hàng không miền Nam) phát hiện một vụ vận chuyển lên tới 33 con tê tê Java trị giá hàng tỷ đồng chuẩn bị lên đường bay ra Hà Nội. Ngay sau khi phát hiện vụ việc, Nguyễn Viết Hùng (thường trú P.Tây Hưng Thuận, Q. 12, TP.HCM) đứng ra thừa nhận là người làm thủ tục đăng ký vận chuyển số tê tê Java này. Tuy nhiên, ông Hùng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ liên quan đến số tê tê nói trên.

Ông Nguyễn Xuân Lưu khẳng định, hai vụ án nói trên chỉ là điển hình về nạn buôn bán ĐVHD đang rất nhức nhối hiện nay. Theo quy định hiện hành nhiều khả năng hai vụ trên đã đủ yếu tố để khởi tố hình sự vì việc tàng trữ buôn bán ĐVHD nói trên có số lượng lớn và quý hiếm thuộc nhóm 1B. Hiện nay tình trạng buôn bán, tàng trữ ĐVHD vẫn còn nhức nhối. Đối tượng buôn lậu thường dùng nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi, tập trung hàng ở những nhà trọ di động để qua mặt cơ quan chức năng nên rất khó kiểm soát.

Voi suy giảm nhất trong lịch sử

"Hiện trên 130 quốc gia đang tham gia vào các cuộc thảo luận về ngà voi tại hội nghị về Công ước Buôn bán Quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) đang diễn ra tại Doha, Qatar đã không chấp thuận cho hai nước Zambia và Tanzania bán ngà voi. Tuy nhiên, dù các chính phủ hầu hết đều có thái độ cương quyết chống nạn buôn bán ngà voi, đồng thời trên toàn thế giới có nhiều vụ bắt giữ ngà voi thành công, nhưng loài động vật khổng lồ quý hiếm này vẫn đang bị đe doạ hết sức nghiêm trọng". Ông Richard Thomas, Điều phối viên TRAFFIC.

Đại diện của TRAFFIC cho NNVN biết, tại VN quần thể voi đã suy giảm tới con số thấp nhất trong lịch sử, ước tính dưới 150 cá thể còn lại trong tự nhiên, mặc dù đã có lệnh cấm buôn bán ngà voi năm 1992.

Số voi ít ỏi này còn đang bị đe doạ nghiêm trọng khi mới đây, vào khoảng 5h sáng ngày 19/3 tại km 206 thuộc địa phận huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, tổ công tác Đội 1 - 4, Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện xe ôtô BKS 29X-9797 cất giấu số lượng ngà voi lên tới 149,3kg (gồm 30 chiếc ngà còn nguyên vẹn và 15 đoạn đã bị chặt rời được cất ở cốp, sàn và nắp capô của xe ôtô). Để qua mặt cơ quan chức năng, lái xe là Lê Văn Cường, 34 tuổi (quê Nghệ An) và 4 đối tượng đi cùng đã dùng cả mũ kê-pi của công an để ra phía trước xe ôtô. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, số ngà voi trên được các đối tượng vận chuyển từ Nghệ An ra Móng Cái để mang sang Trung Quốc tiêu thụ trái phép.

TRAFFIC nhận định, qua vụ án này cho thấy, VN là một trong những quốc gia đang báo động về buôn bán ngà voi, nhất là khi loài này có nguy tuyệt chủng tại VN. Đặc biệt, Hải Phòng được nhấn mạnh là một điểm trung chuyển phổ biến cho việc buôn bán các loài ĐVHD trong khu vực và cũng là nơi có những vụ bắt giữ nổi tiếng được nhiều người biết đến trong năm vừa qua.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm