| Hotline: 0983.970.780

Tăng chủ động cho địa phương chi trả chính sách Dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Năm 16/04/2020 , 12:31 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT vừa có công văn phúc đáp Bộ Tài chính về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Bộ NN-PTNT đống ý với Bộ Tài Chính trong việc giao quyền tự chủ cho địa phương nhiều hơn nữa trong việc chi trả chính sách hỗ trợ liên quan dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: Nguyên Huân.

Bộ NN-PTNT đống ý với Bộ Tài Chính trong việc giao quyền tự chủ cho địa phương nhiều hơn nữa trong việc chi trả chính sách hỗ trợ liên quan dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: Nguyên Huân.

Theo đó, nhận được Công văn số 4339/BTC-NSNN ngày 10/4/2020 của Bộ Tài chính về việc nguồn kinh phí, chính sách trong phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) và có ý kiến đối với các nội dung liên quan như sau:

Về nguồn kinh phí thực hiện Quyết định thay thế Quyết định số 793/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Bộ NN-PTNT thống nhất với đề xuất của Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ tiếp tục sử dụng nguồn kinh phí thực hiện các chính sách trong phòng, chống bệnh DTLCP từ ngân sách nhà nước năm hiện hành, bao gồm ngân sách địa phương (dự phòng ngân sách địa phương, quỹ dự trữ tài chính) và dự phòng ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương khó khăn theo cơ chế quy định.

Về mức hỗ trợ cho lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch bệnh tại địa phương. Về vấn đề này, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh DTLCP đã có Tờ trình số 15/TTr-BCĐDTLCP ngày 19/12/2019 về việc cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh DTLCP gửi Thủ tướng Chính phủ.

Bộ NN-PTNT cũng đã có Công văn số 1598/BNN-TY ngày 03/3/2020 gửi Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành liên quan về việc tiếp thu, giải trình góp ý dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh DTLCP.

Cụ thể như sau: Đối tượng tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật, trong đó có phòng, chống bệnh DTLCP, bao gồm:

Nhóm 1: Người hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước không được nhận thêm hỗ trợ nếu thực hiện nhiệm vụ trong giờ hành chính, nhưng cần được hỗ trợ khi làm việc ngoài giờ hành chính, làm việc vào ngày nghỉ, lễ, tết.

Nhóm 2: Người được hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước (ví dụ nhân viên thú y cấp xã được hưởng phụ cấp từ 0,4 đến 1,0 của hệ số lương cơ bản). Tuy nhiên, hiện nay số lượng nhân viên thú y cấp xã, cấp huyện đã giảm hơn 60% so với các năm trước do thực hiện việc sáp nhập các cơ quan chuyên môn cấp huyện, giảm số lượng người được hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước.

Nhóm 3: Người không được hưởng lương, không được hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, do Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành cách đây 9 năm, đến nay mức lương cơ bản đã được tăng nhiều lần và lạm phát hằng năm, nếu giữ mức chi tối đa 100.000 đồng/người/ngày đối với ngày làm việc và 200.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ, tết là không còn phù hợp với tình hình thực tiễn.

Dịch tả lợn Châu Phi hiện nay cơ bản đã được khống chế. Ảnh: FB.

Dịch tả lợn Châu Phi hiện nay cơ bản đã được khống chế. Ảnh: FB.

Thực tế, trước khi có mức hỗ trợ theo Quyết định số 793/QĐ-TTg việc huy động các lực lượng tham gia phòng, chống bệnh DTLCP gặp nhiều khó khăn do mức chi hỗ trợ thấp (tối đa 100.000 đồng/người/ngày làm việc và 200.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ, tết).

Lực lượng tham gia triển khai phòng, chống, nhất là xử lý tiêu hủy rất vất vả do thường phải vận chuyển lợn rất to, nặng từ các chuồng nuôi ra chỗ tiêu hủy. Đồng thời, có nguy cơ cao bị tại nạn, nhiễm các loại mầm bệnh khác có khả năng lây sang người (như liên cầu khuẩn, uốn ván,... thường có sẵn trong môi trường chăn nuôi). Các lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh thường chậm nhận được tiền hỗ trợ từ nhà nước, ảnh hưởng đến đến công tác phòng, chống dịch bệnh.

Bộ NN-PTNT đồng quan điểm với Bộ Tài chính đối với trường hợp cần tăng tính chủ động của địa phương trong việc triển khai hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh, UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định định mức hỗ trợ phù hợp cho lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống DTLCP, có thể cao hơn quy định, ngân sách địa phương đảm bảo phần kinh phí tăng thêm này.

Cụ thể, đề xuất quy định giao Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: “Quyết định hoặc trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định thành phần và mức hỗ trợ kinh phí cho cán bộ thú y và những người trực tiếp tham gia thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống dịch bệnh động vật.

Thực hiện việc tiêu hủy lợn, phun hóa chất khử trùng tiêu độc, phục vụ tại các trạm, chốt kiểm dịch động vật; trực phòng, chống dịch bệnh tại các cơ quan, đơn vị và tham gia triển khai các nhiệm vụ tại cơ sở; thống kê đàn vật nuôi, xác định, xác nhận thiệt hại do dịch bệnh (gọi chung là người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật) với mức không thấp hơn ngày công lao động phổ thông tại địa phương (200.000 đồng/người/ngày làm việc, 400.000 đồng/người/ngày ngày nghỉ, ngày lễ, tết)”.

Bộ NN-PTNT đề nghị Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc ban hành Quyết định về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh DTLCP.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.