| Hotline: 0983.970.780

Tên gọi của Hà Nội qua các thời kì

Thứ Tư 02/06/2010 , 10:06 (GMT+7)

Xin cho biết từ trước đến nay Thăng Long-Hà Nội đã mang những tên gì và từ bao giờ?

* Xin cho biết từ trước đến nay Thăng Long-Hà Nội đã mang những tên gì và từ bao giờ?

Đinh Thanh Thủy, Phan Rang, Ninh Thuận

Đất Thăng Long-Hà Nội từng có nhiều tên gọi khác nhau được chép trong sử sách Nhà nước Việt Nam:

1 - Long Đỗ: Truyền thuyết kể rằng, lúc Cao Biền nhà Đường, năm 866, đang đắp thành Đại La, phát hiện thần nhân hiện lên tự xưng là thần Long Đỗ. Do vậy, sử sách thường gọi Thăng Long là đất Long Đỗ.

2 - Tống Bình: Tống Bình là tên đất trị sở của thế lực đô hộ phương Bắc thời Tùy (581-618), Đường (618-907). Trước đó, trị sở đô hộ phương Bắc đóng ở vùng Long Biên (tức Bắc Ninh ngày nay), đến đời Tùy, mới chuyển đến Tống Bình. 

3 - Đại La: Theo kiến trúc xưa, kinh đô bao giờ cũng có "tam trùng thành quách": trong cùng là Tử cấm thành (bức thành màu đỏ tía) nơi vua và hoàng tộc ở, giữa là Kinh thành và ngoài cùng là Đại La thành. Năm 866, Cao Biền bồi đắp cho Đại La thành rộng và vững chãi hơn trước. Từ đó, có tên gọi thành Đại La.

4 - Thăng Long: Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép: "Mùa thu, tháng 7 năm Canh Tuất (1010), vua từ thành Hoa Lư dời đô ra Kinh phủ thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long". Đây là tên gọi có tính văn chương nhất, gợi cảm nhất trong các tên về Hà Nội. 

5 - Đông Đô: Trong "Khâm định Việt sử thông giám cương mực" có giải rõ: "Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô". 

6 - Đông Quan: Theo sử sách, năm 1408, quân Minh sau khi đánh bại cha con Hồ Quý Ly đã đóng đô ở thành Đông Đô, đổi tên thành Đông Quan. 

7 - Đông Kinh: Thời Lê, vì Thanh Hóa có Tây Đô, cho nên gọi thành Thăng Long là Đông Kinh. 

8 - Bắc Thành: Đời Tây Sơn (1787-1802) vì kinh đô đóng ở Phú Xuân (Huế), nên gọi Thăng Long là Bắc Thành.  

9 - Hà Nội: "Năm 1831, vua Minh Mạng đem kinh thành Thăng Long cũ hợp với mấy phủ huyện xung quanh như huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hòa, phủ Lý Nhân và phủ Thường Tín lập thành tỉnh Hà Nội, lấy khu vực kinh thành Thăng Long cũ làm tỉnh lỵ của Hà Nội".

Ngoài ra, Hà Nội còn có những tên gọi không chính quy được dùng trong văn thơ, ca dao... như: 

1 - Trường An (Tràng An): Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Trường An. Chữ Trường An ở đây chỉ kinh đô Thăng Long. 

2 - Phượng Thành (Phụng Thành): Đầu thế kỷ 16, Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh, người Bắc Ninh, viết bài phú Nôm nổi tiếng "Phượng Thành xuân sắc phú" tả cảnh sắc mùa xuân ở thành Phượng tức thành Thăng Long đời Lê.

3 - Long Biên: Long Biên vốn là vùng đất phát triển của nước ta, là nơi quan lại nhà Hán đóng nhiệm sở ở Giao Châu (tên nước ta lúc bấy giờ). 

4 - Long Thành: Nhà thơ Ngô Ngọc Du, sau chiến thắng Xuân Kỷ Dậu (1789) có viết bài Long Thành quang phục kỷ thực ghi chép việc khôi phục Long Thành tức thành Thăng Long thời Tây Sơn. 

5 - Hà Thành: Tên Hà Thành được dùng rất nhiều trong thơ ca để chỉ Hà Nội.

6 - Hoàng Diệu: Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhiều bài báo đã sử dụng tên Hoàng Diệu để chỉ Hà Nội, tưởng nhớ đến tấm gương lẫm liệt của vị tổng trấn Hoàng Diệu. 

Còn nhiều từ được dùng trong dân gian để chỉ Thăng Long-Hà Nội như:

Kẻ Chợ (Khéo tay hay nghề, đất lề Kẻ Chợ).

Kinh Kỳ (Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì phố Hiến).

Thượng Kinh (Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh)...

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm