Đây cũng là cái nhìn mới nhất của tổ chức quốc tế quan trọng này về kinh tế toàn cầu.
Nhận diện rủi ro
Theo BBC, cùng với việc đưa ra quan điểm về cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới hiện nay. Hôm qua, IMF cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay và năm tới.
Người lao động tại nhiều khu vực sẽ khó khăn trong tìm kiếm việc làm hơn |
Tổ chức này đồng thời cũng cho rằng, cuộc chiến thương mại toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra “vết sẹo lớn” trong quá trình phục hồi nền kinh tế. Chuyên gia kinh tế trưởng của IMF- Maurice Obstfeld cho biết, các rào cản thương mại sắp tới sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các hộ gia đình, giới doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. "Chính sách thương mại luôn phản ánh chính trị và khi tình hình chính trị vẫn còn bất ổn ở một số nước thì sẽ tạo ra những rủi ro lớn hơn", ông Maurice Obstfeld nói.
Theo Bloomberg, trước đó Trung Quốc đã công bố điều khoản thuế quan thương mại mới trên 60 tỷ USD đối với hàng hóa của Mỹ, bao gồm các sản phẩm như khí tự nhiên hóa lỏng được sản xuất tại các bang trung thành với Tổng thống Donald Trump. Trong khi đó, trên trang Tweeter cá nhân, ông Trump tiếp tục cảnh báo Bắc Kinh vẫn đang tìm cách gây bất lợi đến cuộc bầu cử sắp giữa nhiệm kỳ sắp tới ở Mỹ. "Sẽ có một sự trả đũa về kinh tế lớn và nhanh chóng đối với Trung Quốc một khi nông dân, hoặc công nhân Mỹ trở thành mục tiêu trong các cuộc tấn công thương mại”, ông Trump tuyên bố.
Còn theo Reuters, vụ áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Trung Quốc, trị giá 200 tỷ USD của Mỹ đã có hiệu lực từ tháng trước.
Theo IMF, tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ đạt 3,7% trong năm nay và sang năm 2019 sẽ giảm so với mức dự báo trước đó, hồi tháng Bảy là 3,9%. Nguyên nhân được cho là những rủi ro ngắn hạn sẽ “chuyển đổi theo hướng bất lợi”. |
Các chuyên gia cho rằng, việc hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng phản ánh những tiên đoán về quá trình dịch chuyển chậm hơn trong khu vực đồng euro cũng như sự bất ổn trong một số nền kinh tế thuộc thị trường mới nổi.
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng tại Venezuela dự kiến cũng sẽ bước vào năm thứ sáu của vòng xoáy suy thoái vào năm 2019, với mới lạm phát dự đoán sẽ đạt mười triệu trên phần trăm vào năm tới. Tiếp đến là việc Argentina, quốc gia Nam Mỹ gần đây đã đồng ý một gói cứu trợ từ IMF, điều này cũng được dự đoán sẽ chứng kiến một nền kinh tế sẽ phải đối mặt với nhiều sóng gió từ nay đến năm 2019.
Xấu tới mức nào?
Giới phân tích nhận định, việc Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng trong cuộc chiến thương mại thì đương nhiên là sẽ ảnh hưởng xấu tới đà tăng trưởng của hai nền kinh tế này trong năm tới. Ông Obstfeld nhận định, thế giới sẽ trở nên "nghèo và nguy hiểm hơn", trừ khi các nhà lãnh đạo quyết tâm cùng nhau tìm cách để cải thiện tình hình, nhất là đối với lĩnh vực giáo dục và giảm thiểu sự bất bình đẳng.
IMF cảnh báo rằng, thế giới sẽ phải đối mặt với nỗi lo thường trực nếu Mỹ tiếp tục áp đặt dòng thuế 25% như đe dọa đối với tất cả các loại xe hơi nhập khẩu, điều này sẽ thực sự là cú đấm vào niềm tin kinh doanh, đầu tư cũng như chi phí tiêu dùng ở cấp độ toàn cầu. Và trong kịch bản xấu nhất này, nền kinh tế Mỹ sẽ có tác động đáng kể, trong khi tăng trưởng ở Trung Quốc sẽ giảm xuống mức dưới 5% vào năm 2019, so với mức dự đoán hiện nay là 6,2%.
Nền kinh tế Anh dự kiến sẽ tăng 1,4% trong năm nay và 1,5% vào năm 2019. Trong khi đó, theo IMF khả năng "không có Brexit” vẫn sẽ là một rủi ro bởi nếu xảy ra Brexit thì về cơ bản sẽ thay đổi một phần của nền kinh tế Anh, và hệ quả là nhiều người sẽ mất công ăn việc làm. Theo đó, chính phủ sẽ cần phải làm nhiều hơn để đào tạo lại hoặc tái tìm việc cho người lao động trong các ngành công nghiệp "có khả năng bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các rào cản thương mại cao hơn thời hậu Brexit".
IMF cũng dự báo, khả năng tăng lãi suất ở Anh là cần thiết trong một vài năm tới để kềm giữ lạm phát. Tổ chức này cũng hối thúc Ngân hàng Nhà nước Anh vẫn phải duy trì sự "linh hoạt" và sẵn sàng thay đổi theo hướng khác, tùy thuộc vào kết quả của các cuộc đàm phán Brexit. Trong khi đó, IMF dự đoán nợ công của Anh sẽ tiếp tục giảm trong vài năm tới. Tuy nhiên, Thủ tướng Philip Hammond vẫn dự kiến sẽ phải vay khoảng 16 tỷ bảng vào năm 2023 để thu hẹp khoảng cách giữa doanh thu thuế và chi tiêu công.