| Hotline: 0983.970.780

Thêm nhiều loài động vật được ưu tiên bảo tồn

Thứ Ba 23/06/2020 , 10:35 (GMT+7)

Cơ quan bảo tồn động vật Trung Quốc vừa đề nghị bổ sung chim nhạn mào, chim gõ kiến ​​mỏ thìa và cá heo sông Dương Tử vào danh mục bảo tồn.

Ba loài động vật vừa được đưa vào danh mục ưu tiên bảo tồn là chim nhạn mào bản địa, chim gõ kiến ​​mỏ thìa và cá heo không vây sông Dương Tử. Ảnh: THX

Ba loài động vật vừa được đưa vào danh mục ưu tiên bảo tồn là chim nhạn mào bản địa, chim gõ kiến ​​mỏ thìa và cá heo không vây sông Dương Tử. Ảnh: THX

Theo quan chức Cục Lâm nghiệp- Đồng cỏ Quốc gia và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, đây là một phần trong nỗ lực nhằm tăng cường các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. Ba loài động vật được cập nhật lần này vào danh mục bảo tồn thuộc diện “ưu tiên quốc gia” và là đợt xếp hạng bổ sung lần đầu tiên kể từ năm 1988 trong bối cảnh nhiều giống loài tự nhiên đang ngày bị đe dọa tuyệt chủng.

Trong danh sách đề xuất mới có 55 loài động vật hoang dã sẽ được nâng cấp độ bảo vệ từ cấp độ mức thứ hai lên cấp thứ nhất, bao gồm cá heo không vây sông Dương Tử, mèo rừng, hải cẩu đốm và nai sừng tấm Á-Âu…

Ngoài ra, năm loài động vật đã bị giáng cấp độ bảo vệ từ thứ nhất xuống thứ hai sau những nỗ lực bảo tồn trong những năm qua gồm khỉ vằn Assam, trăn Miến Điện, lừa Tây Tạng, linh dương Tây Tạng và dê núi Siberia.

Theo các chuyên gia bảo tồn động vật hoang dã, loài lừa hoang dã Tây Tạng đã gia tăng mật số đáng kể ở khu vực thượng lưu ba dòng sông lớn là Dương Tử, Hoàng Hà và Lan Thương, với số liệu ghi nhận đạt khoảng 40.000 cá thể vào cuối năm 2019.

Trong khi đó, một số loài động vật hiện đang ở trạng thái nguy cấp số một, cần nhận được sự bảo vệ cao hơn lại chưa được quan tâm và có nguy cơ suy giảm mật số đáng kể như khỉ đuôi trắng, cầy vằn, cầy hương châu Á và gấu lợn…

Họa mi cũng được đưa vào danh sách bảo tồn cấp một. Ảnh: Getty Images

Họa mi cũng được đưa vào danh sách bảo tồn cấp một. Ảnh: Getty Images

Các nhà khoa học cho rằng, việc bổ sung và cập nhật danh mục giống loài cần ưu tiên bảo vệ sẽ có lợi cho cấu trúc đa dạng sinh học của đất nước cũng nhu sự cân bằng của các hệ sinh thái quốc gia.

Hồi năm 2018, hai chuyên gia Zhang Endi và Ma Jin, thành viên của Ủy ban Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) cũng đã chỉ ra rằng, danh sách bảo tồn động vật hoang dã cũ đã lỗi thời, ảnh hưởng đến việc bảo vệ các giống loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Trung Quốc. Tại hai phiên họp vào năm ngoái, ông Wan Jie, Chủ tịch tổ chức bảo tồn Artron Art Group, kiêm thành viên CPPCC cũng đề xuất cập nhật danh sách mới để phù hợp với điều kiện mới.

Theo giáo sư động vật học và sinh thái học Wu Shibao, thuộc Đại học Sư phạm Quảng Châu, bản danh sách mới cập nhật sẽ hứa hẹn sự bảo vệ tốt hơn cho các loài động vật. "Đây là động thái rất có ý nghĩa để bảo vệ các giống loài đang ở mức độ cần được nâng cấp và có sự giám sát chặt chẽ trong hành động, quản lý và khai thác tuân thủ luật pháp", ông Wu nói.

Danh sách mới của Trung Quốc cũng trùng hợp với đánh giá các loài động vật hoang dã của nguy cấp trong sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, như cá heo không vây sông Dương Tử, theo thống kê chính thức hiện chỉ còn khoảng trên dưới 1.000 cá thể hoặc tê tê.

Ngoài ra, danh sách mới cũng bao gồm hơn 100 loài chim lần đầu tiên được chính thức bảo vệ, trong đó có một số loài vẫn thường bị bẫy bắt để bán ở các chợ động vật cho người dân nuôi làm chim cảnh.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Tái thiết rừng Quảng Ninh sau bão Yagi: [Bài 1] Chờ chính sách để hồi sinh

Hơn 3 tháng bão Yagi đi qua, những cánh rừng tan hoang ở Quảng Ninh vẫn chết khô, chờ chính sách để được tái sinh, trồng mới.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.