| Hotline: 0983.970.780

Thêm thủ phạm gây ung thư phổi được nhận dạng

Thứ Ba 23/02/2010 , 10:45 (GMT+7)

Với những người không hút thuốc thì tiếp xúc với radon lại là nguyên nhân số 1 gây ra căn bệnh chết người này.

Tiếp xúc với radon là nguyên nhân số 2 gây ung thư phổi ở Mỹ. Cần nhớ rằng nguyên nhân số 1 của ung thư phổi là hút thuốc, tuy nhiên với những người không hút thuốc thì tiếp xúc với radon lại là nguyên nhân số 1 gây ra căn bệnh chết người này.

Người ta ước tính mỗi năm ở Mỹ có từ 15.000 đến 22.000 người chết vì ung thư phổi do liên quan tới radon, trong số này đại bộ phận là những người hút thuốc.

Đối với những người không hút thuốc mà chết vì ung thư phổi thì có khoảng 20-25% người chết do liên quan tới radon (theo Mercola online ngày 16/2/2010).

Vậy radon là chất gì?

Radon là nguyên tố hóa học có ký hiệu là Rn, số thứ tự nguyên tử là 86. Nó là một khí trơ không mầu, không mùi, không vị và có tính phóng xạ. Radon là sản phẩm phân giải của uranium có trong đất, đá và nước. Khí radon có trong môi trường cả bên trong và bên ngoài nhà và là khí dây nhiễm trong nhà duy nhất có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Radon gây bệnh như thế nào ?

Sản phẩm phân giải của radon là một seri nguyên tố bao gồm chì-214, polonium-214 và polonium-218. Những nguyên tố này phát ra những hạt phóng xạ alpha. Không giống như các hạt gama, các hạt alpha không thấm sâu được vào các mô của cơ thể, nhưng chúng chứa đủ năng lượng để làm biến đổi cấu trúc của DNA.

Nếu những nguyên tố phân giải của radon đi vào phổi thì các hạt alpha có thể gây tổn hại các tế bào niêm mạc phổi và gây nguy cơ ung thư phổi nếu tiếp xúc với radon một cách lâu dài.

Đầu thế kỷ 20 các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng bệnh ung thư phổi của những thợ mỏ trong các mỏ của Tiệp và Đức có quan hệ với hàm lượng radon có trong mỏ. Tuy nhiên, vào năm 1950 thì các nhà khoa học đã xác định được rằng chính các yếu tố phân giải của radon mới gây ra bệnh chứ không phải là bản thân radon.

Những người hút thuốc lá nếu tiếp xúc với radon thì nguy cơ bị ung thư phổi càng cao vì những yếu tố phân giải của radon sẽ gắn với khói thuốc và nằm lại trong phổi. Sự gắn kết cả hai yếu tố gây ung thư này sẽ tạo ra nguy cơ ung thư cao hơn nhiều so với từng yếu tố.

Radon cũng gây nguy cơ các bệnh ung thư khác không phải là ung thư phổi.

Một nghiên cứu tiến hành ở Đan mạch từ 1968 đến 1994 đã thấy có mối liên quan có ý nghĩa giữa sự tiếp xúc với radon và ung thư bạch cầu ở trẻ nhỏ.

Một nghiên cứu khác do trường Đại học Y Texas tiến hành gần đây đã đi đến kết luận sự tiếp xúc với radon có thể gây nguy cơ ung thư tụy cho những người Mỹ gốc Phi, gốc Ấn và gốc Á.

Nguồn tiếp xúc với radon.

Khí radon phát ra từ các vật liệu xây dựng, bao gồm:

Đá macma giầu silocone

Phế liệu của thạch cao

Bê tông

Đá bọt

Đá basal

Những nguồn khác của radon đôi khi người ta không bao giờ nghĩ tới, đó là thiết bị phát hiện khói (thiết bị chống cháy), một vài loại đồng hồ có mặt phát quang (chứa nguyên tố tritium hoặc promethium, cả hai nguyên tố này đều phát ra một lượng nhỏ radon).

Khí radon phát ra từ đất đá có thể thấm vào nhà qua các khe hở từ nền nhà, tường và sàn nhà. Bạn và gia đình bạn có thể tiếp xúc với radon có ở trong nhà, ở cơ quan, ở trường học hay bất cứ những công trình xây dựng nào mà bạn bước vào.

Ở ngoài nhà, radon phát tán trong không khí cho nên có nồng độ thấp, nhưng trong nhà kín hay thông khí kém thì radon tích tụ lại và gây hại cho sức khỏe.

Mức radon được cho là an toàn theo tiêu chuẩn của Mỹ là:

- Ngoài trời: 0,4 pCi/L (đọc là picocury cho mỗi lít không khí)

Trong nhà: 1,3 pCi/L

Theo Tổ chức Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), nếu mức radon trong nhà từ 4 pCi/L trở lên là không chấp nhận được. Hít vào thường xuyên một số lượng radon trong nhà cao như vậy thì có nguy cơ ung thư phổi như khi hút nửa bao thuốc lá mỗi ngày (ở Mỹ người ta ước tính cứ 15 ngôi nhà thì có một ngôi có mức radon cao trên mức an toàn (> 4 pCi/L).

Để tránh sự tích tụ của radon trong nhà, nhất là những nhà xây dựng ở những vùng có mức radon cao, EPA đưa ra các khuyến cáo:

Cải thiện độ thông khí trong nhà và hạn chế khí radon chuyển từ tầng hầm vào phòng ngủ, phòng làm việc.

Lắp đặt các thiết bị điều áp và thông khí tích cực trong nhà.

Bịt các khe kẽ từ nền và tường nhà.

Thay thế thiết bị phát hiện khói (chống cháy) kiểu ion hóa bằng kiểu quang điện.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm