| Hotline: 0983.970.780

Thích ứng bình thường mới kiểu thức dậy muốn đi làm

Thứ Ba 02/11/2021 , 16:25 (GMT+7)

Thích ứng bình thường mới không chỉ cần linh hoạt với diễn biến dịch bệnh, mà còn phải nuôi cảm xúc tích cực để mỗi ngày đều thức dậy muốn đi làm.

Nuôi dưỡng cảm xúc gắn bó với công sở là một yếu tố để thành công. 

Nuôi dưỡng cảm xúc gắn bó với công sở là một yếu tố để thành công. 

Thích ứng bình thường mới là tâm lý chung của hầu hết mọi người Việt Nam sau một thời gian dài giãn cách chống Covid-19. Thích ứng bình thường mới càng trở nên quan trọng hơn với đội ngũ công nhân và viên chức, bởi lẽ có nhiều công việc không thể trông cậy vào những thao tác qua online. Cho nên, thích ứng bình thường mới được thể hiện rõ nhất ở phản ứng thức dậy muốn đi làm.

Hầu hết chúng ta đều đánh giá quá thấp tầm ảnh hưởng của cảm xúc nơi công sở và tác động của nó đến năng suất lao động mỗi ngày. Nhưng sự thành công của mỗi người lại phụ thuộc vào cách thả cảm xúc vào nơi làm việc mà không để chúng vượt khỏi tầm kiểm soát. Dịch Covid-19 có thể khiến nhiều người cảm thấy chán nản và hoang mang, nên vực dậy cảm xúc để trở lại lao động trong bối cảnh bình thường mới cũng là một điều đáng quan tâm.

Cuốn sách “Thức dậy muốn đi làm” của hai tác giả Liz Fosslien và Mollie West Duffy từng gây hứng thú cho giới trẻ Mỹ, có thể xem như một cẩm nang xây dựng năng lượng tích cực cho người Việt Nam trong giai đoạn bình thường mới.  

Trong chỉ mệt mỏi trong thời Covid-19, mà ai cũng đã có những ngày thức dậy uể oải và chán nản với suy nghĩ “lại phải đi làm”. Mỗi chúng ta khi bước đến công sở luôn phải mang chiếc mặt nạ “hoàn hảo” bởi một quan điểm lệch lạc là “đừng đem cảm xúc vào chốn công sở”. Bởi vậy, khi đi làm, chúng ta được dạy nhiều kỹ năng như: đánh máy, thuyết trình… nhưng ít có công ty nào đào tạo nhân viên quản lý cảm xúc của mình một cách hiệu quả, bởi hầu hết mọi người đều chưa ý thức được tầm quan trọng của nó.

Cuốn sách 'Thức dậy muốn đi làm' tư vấn cách lấy lại năng lượng tích cực sau giai đoạn trầm lắng.

Cuốn sách "Thức dậy muốn đi làm" tư vấn cách lấy lại năng lượng tích cực sau giai đoạn trầm lắng.

Theo lý giải của cuốn sách "Thức dậy muốn đi làm"", trong hầu hết các môi trường công sở trên thế giới đều đang trải qua hai thay đổi lớn, đòi hỏi một sự thấu hiểu cảm xúc sâu sắc trong môi trường làm việc. Thứ nhất là mức độ tương tác giữa nhân viên và nhân viên - còn gọi là khả năng làm việc nhóm. Thứ hai là mối liên hệ giữa nhân viên và công việc. Khi mà chúng ta làm việc nhiều hơn bao giờ hết và mặc định để công việc định nghĩa mình là ai, thì mọi khía cạnh của đời sống cá nhân sẽ đều bị ảnh hưởng đáng kể, từ sức khỏe, gia đình, cho đến việc tự đưa ra quyết định của mỗi người.

Thực tế đã có nhiều công ty ý thức được tầm quan trọng của cảm xúc. Không phải ngẫu nhiên mà Google cung cấp cho nhân viên rất nhiều đặc quyền, bao gồm các bữa ăn, phúc lợi chăm sóc sức khỏe và nha khoa miễn phí, trợ cấp đi lại, phòng ngủ trưa, các khu giải trí và nhiều thứ khác. Nhờ vậy mà trong nhiều năm qua, Google vẫn duy trì vị trí “người khổng lồ công nghệ” với năng suất và sáng tạo ít doanh nghiệp nào bì kịp.

Không hề cường điệu khi nói rằng sự thành công của mỗi người đều phụ thuộc vào cách thả cảm xúc vào nơi làm việc, mà không để chúng vượt khỏi tầm kiểm soát. Việc xử lý cảm xúc hiệu quả đem đến sức mạnh để mỗi người làm được nhiều hơn cả việc thể hiện trọn vẹn con người mình tại công sở, vì nó cho phép thể hiện phiên bản tốt nhất của bản thân.

Khi gắn bó quá mức với công việc, ôm đồm nhiều thứ nhưng lại xem nhẹ cảm xúc của mình, sớm muộn cũng sẽ rơi vào căng thẳng, thậm chí là chứng lo âu dẫn tới liệt hoàn toàn cơ mặt một bên như tác giả Mollie từng trải qua. Khoa học lý giải rằng căng thẳng khiến nhịp tim và nhịp thở tăng vọt, đồng thời khiến hệ tiêu hóa, sinh trưởng và sinh sản chậm lại. Muốn để cuộc sống nơi công sở vẫn lành mạnh thì phải học cách bớt mê đắm công việc, yêu bản thân mình hơn, và đặc biệt là không ngừng nâng niu, trân trọng cảm xúc của mình, dù cho đó là niềm hạnh phúc, hân hoan hay là sự cáu bẳn, cơn giận dữ.

Thích ứng bình thường mới chính là cảm giác mỗi ngày thức dậy muốn đi làm.

Thích ứng bình thường mới chính là cảm giác mỗi ngày thức dậy muốn đi làm.

Những nghiên cứu về hiệu quả lao động sau dư chấn Covid-19, đã cho thấy 85% nhân viên văn phòng đều thừa nhận cảm thấy khó khăn khi tìm động lực để vui vẻ đi làm hằng ngày. Vì vậy, để cống hiến cho công việc một cách tốt nhất, mỗi người phải tập thói quen ứng xử nhẹ nhàng với mọi thị phi và mọi bất trắc.

Công việc không phải là tất cả trong cuộc sống nhưng hầu hết chúng ta đều dành ít nhất 8 tiếng nơi công sở. Cho dù bạn là người “nghiện việc”, thậm chí là kẻ “tử vì việc”, đang phải đánh vật để lên dây cót tinh thần mỗi sáng thì mục đích cuối cùng vẫn chỉ là mong cầu hạnh phúc và được là chính mình. Hiểu được điều đơn giản ấy, thì dù bình thường mới hay bình thường, thì mỗi ngày chúng ta đều thức dậy muốn đi làm.

Xem thêm
Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm