| Hotline: 0983.970.780

Thông điệp liên bang của ông Trump có gì?

Thứ Tư 31/01/2018 , 11:05 (GMT+7)

Ngày 30/1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump sẽ đọc thông điệp Liên bang trước lưỡng viện quốc hội Mỹ. Bài phát biểu của ông Trump có gì đáng chú ý?

Các dữ liệu

Khái niệm “Thông điệp Liên bang” được nhắc đến trong trong điều II, mục 3, khoản 1 của Hiến pháp Mỹ: “Tổng thống theo định kỳ sẽ thông báo quốc hội thông tin về tình trạng của liên bang và đề xuất những biện pháp được cho là cần thiết”.

Tổng thống Donald Trump sắp đưa ra thông điệp liên bang trước quốc hội Mỹ

Theo Viện lưu trữ quốc gia Mỹ, thông điệp Liên bang đầu tiên được Tổng thống George Washington đọc lần đầu tiên ngày 8/1/1790 tại quốc hội Mỹ ở thành phố New York. Tổng thống thứ 3, Thomas Jefferson đã phá tiền lệ này khi gửi thông điệp bằng văn bản tới quốc hội và cách này được những người kế tiếp của ông Jefferson duy trì trong hơn 100 năm sau đó. Từ năm 1913, các Tổng thống Mỹ bắt đầu đọc trực tiếp thông điệp Liên bang trước quốc hội, bắt đầu từ ông Woodrow Wilson.

Không có quy định cụ thể nào về thời lượng hay cách thức truyền thông điệp của các Tổng thống Mỹ nên mỗi người có thể có một cách khác nhau. Năm 1923, thông điệp của Tổng thống Calvin Coolidge được phát đi bằng sóng radio. Đến năm 1947, thông điệp của ông Truman lần đầu tiên phát trên sóng truyền hình còn Tổng thống George W.Bush chọn cách phát thông điệp của mình trên internet. Cựu Tổng thống Bill Clinton có bài phát biểu dài nhất, với 2.000 từ. Ông Clinton đã mất hơn 1 giờ, 28 phút và 49 giây để hoàn tất bài phát biểu. Trong khi đó, bài phát biểu ngắn nhất của Tổng thống Washington chỉ 833 từ, đọc trong 10 phút.

Khi Tổng thống đọc thông điệp Liên bang trước lưỡng viện, những người quan trọng nhất của quốc hội, thẩm phán toà án tối cao, tướng lĩnh trong Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đều tham dự. Tất cả các thành viên nội các cũng sẽ có mặt, ngoại trừ một người duy nhất, được gọi là “người sống sót được chỉ định” sẽ được bảo vệ ở một địa điểm bí mật ngoài Washington. Người này có đủ tư cách trở thành Tổng thống, trừ khi có người khác cấp cao hơn sống sót. Đây là cách Mỹ đề phòng trường hợp xảy ra một thảm hoạ huỷ diệt có thể làm vô hiệu toàn bộ ban lãnh đạo nước Mỹ. Năm 2017, “người sống sót chỉ định” khi ông Trump đọc diễn văn là Bộ trưởng Bộ Các vấn đề Cựu binh David Shulkin.
 

Ông Trump sẽ nói gì?

Washington Post cho biết ông Trump sẽ đọc thông điệp Liên bang vào hồi 21 giờ ngày 30/1 (giờ địa phương, 9h ngày 31/1 giờ Việt Nam). Theo thông báo của Nhà Trắng hồi tuần trước, ông Trump sẽ trình bày khung chính sách nhập cư hoàn chỉnh trước thông điệp Liên bang. Giới quan sát đánh giá, đây có thể là một trong những nội dung chính trong thông điệp của ông Trump. Daily Mail hé lộ điều này khi dẫn lời ông Trump “đó là bài phát biểu lớn, phát biểu quan trọng, chúng tôi đã đề cập vấn đề nhập cư…”.

Bên cạnh nhập cư, thông điệp của ông Trump sẽ đề cập tới 4 vấn đề khác của nước Mỹ gồm: việc làm và nền kinh tế, cơ sở hạ tầng, thương mại và an ninh quốc gia. Nhà Trắng cho biết, bài phát biểu của ông Trump gửi gắm thông điệp lạc quan và “hướng tới tương lai”. Ông Trump theo dự kiến có thể tô đậm kế hoạch thuế của ông, cũng như nhắc đến những tăng trưởng về thị trường chứng khoán, kinh tế ở năm đầu tiên trong nhiệm kỳ. Bài phát biểu của ông Trump cũng có thể đề cập tới Triều Tiên trong phần về an ninh quốc gia.

Theo Politico, nhiều nghị sĩ Dân chủ đã tuyên bố sẽ tẩy chay bài phát biểu của ông Trump. Washington Post nói thêm, phe Dân chủ đã chuẩn bị cho kế hoạch phản bác thông điệp Liên bang của Tổng thống. Trên thực tế, đây là sự duy trì truyền thống của Mỹ, phe đối lập sẽ đáp trả Tổng thống. Người được chọn phản biện ông Trump phía phe Dân chủ lần này sẽ là thượng nghị sĩ Joe Kennedy, người được mô tả như “ngôi sao đang lên”. Xuất thân trong gia đình giàu truyền thống chính trị, ông Kennedy có thể tận dụng cơ hội này để tiếp tục thăng tiến.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.

Bình luận mới nhất