| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên- Huế: Gần 133 tỷ đồng hỗ trợ hộ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy

Thứ Ba 31/12/2019 , 09:11 (GMT+7)

Tính đến ngày 25/12, tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có 73.788 con lợn bị tiêu hủy do mắc dịch bệnh tả lợn châu Phi, tổng trọng lượng lợn tiêu hủy là 4.463 tấn.

17-30-17_phun_thuoc_tieu_doc_chuong_tri_chn_nuoi
Phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại.

Ước tính kinh phí hỗ trợ chủ chăn nuôi có lợn tiêu hủy là gần 133 tỷ đồng.

Tính đến ngày 25/12/2019, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 9/9 huyện, thị, thành phố của tỉnh.

Theo Sở NN- PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế, bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên địa bàn tỉnh từ ngày 16/3/2019 và tính đến ngày 25/12, bệnh đã xảy ra ở 712 thôn, 125 xã thuộc 9/9 huyện, thị xã và TP Huế. Thành phố Huế và huyện A Lưới có hơn 63% số xã, phường đã qua 30 ngày không phát sinh thêm ổ dịch mới.

Hiện nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường các biện phảp phòng, chống dịch bệnh và hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi tái đàn an toàn sinh học nhằm tăng số lượng đảm bảo nguồn cung trong thời gian săp tới.

Liên quan đến tình hình đàn lợn, ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Thừa Thiên - Huế cho biết, công tác tái đàn lợn vẫn đảm bảo. Hiện các doanh nghiệp, trang trại lớn đã tăng tổng đàn lên khoảng 15%, số lượng con giống đạt 160.000 con. Chi cục khuyến cáo người dân chăn nuôi an toàn mới tái đàn, còn lại không nên tái đàn; đồng thời phối hợp, thực hiện các mô hình chăn nuôi hữu cơ, trang trại quy mô lớn, cách ly với môi trường xung quanh,…

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo các hộ dân thay đổi tập quán chăn nuôi thô sơ; chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô lớn, đảm bảo an toàn sinh học.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm